Tranh cãi đường sắt cao tốc Bắc Nam
-
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Rẻ hơn 32 tỷ USD, hiệu quả sẽ đến đâu?
Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Giao thông vận tải - Bộ GTVT, về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, chúng ta không nên nói rằng vì tiết kiệm 32 tỷ USD mà đồng ý cách làm của Bộ KHĐT, mà phải đặt ra câu hỏi với việc tiết kiệm 32 tỷ USD, hiệu quả của đường sắt tốc độ cao sẽ đến đâu? -
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: "Không thể từ đi xe đạp nhảy lên tàu vũ trụ được"
(Dân trí) - Phản hồi về thông tin ông Phạm Hữu Sơn - Tổng giám đốc TEDI , đơn vị tư vấn đường sắt cao tốc Bắc Nam cho Bộ GTVT nói về việc chuyên gia Đức, Hà Lan chọn tàu tốc độ 200 km/giờ sẽ đi ngược lại xu thế thế giới và nhiều thiết bị cho loại tàu này đã không còn sản xuất, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thừng bác bỏ. -
Vì sao đầu tư đường sắt tốc độ cao giữa hai Bộ “vênh” 32 tỷ USD?
(Dân trí) - Bộ GTVT tính toán đầu tư dự án đường sắt có vận tốc 350km/h, ứng với 58,7 tỷ USD, trong khi đó Bộ KH-ĐT nghiên cứu tàu chạy 200km/h và mức đầu tư 26 tỷ USD. Đại diện Tư vấn thiết kế cho rằng, dù thế nào cũng không thể có đường sắt tốc độ cao với mức đầu tư rẻ hơn tới 32 tỷ USD… -
Bộ Giao thông lên tiếng về chênh lệch 32 tỷ USD đầu tư đường sắt tốc độ cao
(Dân trí) - Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ này rà soát, tính toán đầu tư hoàn chỉnh và khai thác đồng bộ đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, với vận tốc thiết kế là 350km/h, tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD. Đây là lí do vì sao mức đầu tư vênh 32 tỷ USD so với tính toán của Bộ Kế hoạch và đầu tư theo vận tốc 200km/h (chỉ hết 26 tỷ USD). -
Đề xuất làm đường sắt Bắc Nam tiết kiệm 32 tỷ USD: Chuyên gia kinh tế Việt ủng hộ
(Dân trí) - Vừa nhận được tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và nhóm chuyên gia Đức, Hà Lan tính toán cải tạo đường sắt tốc độ cao Bắc Nam với chi phí 26 tỷ USD, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan rất hồ hởi, cho rằng ý kiến của chuyên gia Đức tương đồng với ý kiến của các chuyên gia ở Việt Nam. -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vốn làm ĐSCT Bắc - Nam chỉ 26 tỷ USD, Bộ Giao thông: 58 tỷ!
(Dân trí) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tính toán tổng vốn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ khoảng 26 tỷ USD, giảm hơn 32 tỷ USD so với đề xuất trước đó là 58 tỷ USD của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT). -
Có cần thiết chi 1,35 triệu tỷ đồng để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?
Ban quản lý dự án đường sắt báo cáo tổng mức đầu tư và chiều dài tuyến đướng sắt tốc độ cao Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh thành từ Bắc vào Nam với tổng mức đầu tư dự kiến gần 1,35 triệu tỷ đồng (hơn 58,7 tỷ USD). Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nợ công tăng cao, liệu việc chi 1,35 triệu tỷ đồng cho đường sắt cao tốc liệu có cần thiết? -
Đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam "đắt" hơn Trung Quốc, châu Âu?
(Dân trí) - Theo tính toán của một số chuyên gia giao thông, với tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD cho 1.500 km, suất đầu tư mỗi km là 38 triệu USD. So với một số nước phát triển như Trung Quốc và Tây Ban Nha, suất đầu tư này cao gấp gần 1,5 lần. -
58 tỷ USD cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Vốn đầu tư công hay tư?
Đường sắt tốc độ cao được thiết kế với tốc độ tàu chạy 350 km/h - có thể cạnh tranh được với máy bay được dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2019. Tổng đầu tư dự án lên tới 58,7 tỷ USD cao hơn con số trên 55 tỷ USD đưa ra vào năm 2010. Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, con số này tương đối nhỏ, Việt Nam có thể có đủ nguồn lực. -
Ngân sách khó khăn, lấy đâu 58 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam?
(Dân trí) - Trao đổi với Dân trí, GS. TSKH. Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng ngân sách nhà nước còn khó khăn, nợ công cao… nếu thực hiện dự án đường sắt cao tốc với tổng vốn tới 58 tỷ USD, phần lớn vốn đi vay sẽ tạo gánh nặng, áp lực rất lớn cho ngân sách.