Phương pháp giáo dục
-
Thưởng tiền cho con: Bố mẹ làm mất động lực tự thân của con
(Dân trí) - Gần đây, nhiều bố mẹ lên mạng “khoe” chuyện thưởng tiền khi con làm việc nhà, khi con đạt điểm cao và hào hứng kể rằng con chăm làm, chăm học hơn hẳn. Đó có thể là tác động trực tiếp, ngay lập tức của việc thưởng tiền cho con. Nhưng về lâu dài, việc thưởng tiền sẽ có ảnh hưởng đến động lực tự thân của con. -
Nuôi dạy con không phải là cuộc chiến!
(Dân trí) - Nuôi dạy con là một cuộc hành trình, không phải là cuộc chiến, người chiến thắng ngay bây giờ có khi lại thua về lâu dài. Bởi lẽ, kết quả của việc nuôi dạy con chỉ thể hiện đầy đủ khi con lớn lên, trở thành người trưởng thành và có thể tự lập trong cuộc sống của mình khi tách rời bố mẹ. -
So sánh khi nuôi dạy con: Làm khổ cả bố mẹ và con
(Dân trí) - Việc so sánh có thể ngay lập tức chuyển chúng ta từ trạng thái hạnh phúc sang trạng thái bất hạnh, từ vui sang buồn, bởi lẽ vốn dĩ các sự việc, các cá nhân là khác nhau ở nhiều khía cạnh, do vậy không thể đưa lên một bàn cân giống nhau để cân đo. Trong việc nuôi dạy con cũng vậy. -
Hạnh phúc thay những “em cu Tai”
(Dân trí) - Có những người mẹ nghèo nhiều khi cảm thấy “bất lực” vì mình không cung cấp được cho con những tiện nghi vật chất như những bà mẹ giàu có. Những bà mẹ nghèo ấy có thể thiếu thốn về tiền bạc, nhưng họ không biết rằng họ đã dành cho đứa con nhỏ của mình một món quà vô cùng quý giá, rất cần để con lớn lên khỏe mạnh, đó là sự gần gũi chăm sóc. -
“Lại một đứa trẻ được gửi về quê cho ông bà…”
(Dân trí) - Tôi có thói quen thảng thốt mỗi khi biết một người thân quen nào đó gửi con nhỏ (nhất là độ tuổi sơ sinh, hoặc chưa đi học lớp 1) ở quê cho ông bà trông giúp để rảnh tay làm việc. Tôi buồn rầu nghĩ thế là lại có thêm "một cuộc đời rắc rối" của tương lai rồi. -
Tuổi thơ con chỉ có một lần…
(Dân trí) - “Con bạn chỉ bé bỏng có một thời. Và khi cánh cửa cơ hội đó khép lại, chúng sẽ vĩnh viễn đóng chặt.” Lời khẳng định đó của tác giả, diễn giả người Canada Robin Sharma cũng chính là lời cảnh báo dành cho các bậc phụ huynh đang bận rộn với “trăm công, ngàn việc” khác mà lãng quên đi một người nhỏ tuổi rất quan trọng ở ngay bên cạnh mình… -
Yêu con vô điều kiện, có bố mẹ nào làm được không?
(Dân trí) - “Bạn hỏi tôi có yêu con vô điều kiện không ư?” - “Chuyện, con đứt ruột để ra, mình không yêu vô điều kiện thì yêu ai?”. Có thể bậc cha mẹ nào khi được hỏi thì cũng trả lời như vậy. Nhưng từ “lời nói cửa miệng” đến hành động thực sự lại rất cách xa nhau. -
Hướng nghiệp cho con tuổi mới lớn: Cần trò chuyện cởi mở
(Dân trí) - Để hỗ trợ con chọn ngành nghề phù hợp với tố chất cá nhân, bố mẹ cần tôn trọng và khuyến khích sở thích của con ngay từ nhỏ. Và khi con lớn lên, đứng trước ngã rẽ quan trọng trong đời, bố mẹ và con cần có những trao đổi cởi mở về ngành con sẽ chọn học ở đại học. -
Hướng nghiệp cho con: Càng sớm thì càng nhàn!
(Dân trí) - Con chọn ngành nghề phù hợp với tố chất cá nhân và có được thành tựu và niềm vui trong công việc là điều mong mỏi chung của các bậc cha mẹ. Các bậc phụ huynh sẽ làm được điều này nếu biết cách giúp con khám phá niềm đam mê của bản thân từ khi còn nhỏ. -
Triết lý nuôi dạy con vừa thành công vừa hạnh phúc
(Dân trí) - Cha mẹ nào cũng mong mỏi nuôi dạy được những đứa con vừa thành công vừa hạnh phúc. Nhưng không dễ để đạt được cả hai điều đó. Theo nhiều chuyên gia giáo dục và tâm lý, để con vừa thành công vừa hạnh phúc, cha mẹ phải áp dụng một triết lý dạy con nhất quán ngay từ đầu. -
2 cách ngăn ngừa chứng “nghiện Facebook” ở con trẻ
(Dân trí) - Mới đây, thông tin một nữ sinh 18 tuổi học giỏi, năng động ở Hà Nội do mắc chứng nghiện điện thoại, nghiện mạng xã hội Facebook bỗng trở nên sống khép kín, học lực sa sút và bố mẹ phải đánh thuốc mê đưa con nhập viện tâm thần khiến không ít bậc phụ huynh giật mình. -
Pháp sắp cấm học sinh dùng điện thoại ở trường
(Dân trí) - Bộ trưởng Giáo dục Pháp vừa thông báo kể từ tháng 9 năm 2018 sẽ cấm học sinh tiểu học và cấp hai dùng điện thoại ở trường. Bộ Giáo dục Pháp cho rằng lệnh cấm này sẽ giúp ngăn chặn nạn bắt nạt trên mạng và khuyến khích học sinh ra ngoài chơi vào giờ giải lao.