Từ việc không thể nghe chuẩn xác
Rời miền quê Sơn Dương, Tuyên Quang lên nhận công tác tại Trường Dân tộc Nôi trú Mèo Vạc, Hà Giang ngay sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, hành trang mang theo của cô giáo Đỗ Thị Hồng Mai lúc ấy là niềm vui được làm việc tại chính ngôi trường mẹ mình đã từng gắn bó cả cuộc đời dạy học.
Là một cô giáo trẻ, được đào tạo chính quy, rất nhanh chóng cô giáo Mai đã hòa nhập được với công viêc và từng bước khẳng định vị trí của một cô giáo dạy giỏi. Được dạy dỗ và gắn bó với các em học sinh dân tộc thiểu số, cô giáo Mai nhận thấy vấn đề của các em khi tiếp cận với môn Ngữ Văn chính là cách phát âm chưa chuẩn chính tả, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương.
Cô giáo Đặng Thị Hồng Mai trao giải thưởng cho các em học sinh tham gia hội thi nét đẹp dân tộc
Cô Mai chia sẻ, những ngày đầu dạy các em, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghe học sinh nói và đọc các bài viết của học sinh, thậm chí đã có lúc tôi hiểu ngược hoàn toàn ý của các em. Lỗi thường gặp trong phát âm của các em là thiếu hoặc thừa các phụ âm, không chính xác âm thanh từ các từ, phát âm sai các thanh điệu.
Ví dụ, từ “là”các em phát âm thành “làm”, từ “như” phát âm là “nhưng”, từ “qua” phát âm là “quan”, từ “lê” phát âm thành “lên”, từ “kim” phát âm thành “ki”, từ “quyên” phát âm là “quên”, “quyết” phát âm là “quết”, “khuyên” phát âm là “khuên”, “mớ rau” phát âm là “mỡ rau”, “con muỗi” phát âm là “con muối”, “lá chuối” phát âm là “lá chuỗi”, “nước lã” phát âm là “nước lá”…
“Tôi cho rằng nhiệm vụ của mỗi giáo viên dạy môn Ngữ Văn là qua những bài học, tiết học phải dạy được cho học sinh nói chính xác tiếng nói dân tộc Việt, hiểu được các nghĩa của các từ trong tiếng Việt, đồng thời giáo dục được tình yêu tiếng mẹ đẻ cho học sinh, giáo dục các em ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” - Cô giáo Mai tâm sự.
Đó chính là xuất phát điểm để cô giáo Đỗ Thị Hồng Mai bắt tay thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Rèn cách phát âm chuẩn chính tả cho học sinh THCS vùng cao qua dạy bộ môn Ngữ Văn”.
Đến 6 khóa học sinh phát âm chuẩn
Đi thẳng vào từng vấn đề hạn chế trong phát âm của học sinh, đề tài của cô giáo Đỗ Thị Hồng Mai đã có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu.
Đối với lỗi phát âm thừa hoặc thiếu các phụ âm, giáo viên phát hiên luôn lỗi và ghi trên bảng, sau đó ghi lại từ đúng để cho học sinh so sánh nghĩa các từ, các em sẽ nhận ra khi phát âm thừa hoặc thiếu các phụ âm thì các từ đó sẽ biến đổi nghĩa.
Đối với việc phát âm thiếu vần “y” trong các từ như: quyên, khuyên, quyết, quyển, chuyện, luyện… Trong quá trình giao tiếp với học sinh, giáo viên sẽ chỉnh ngay bằng việc cho học sinh nhìn vào từ được ghi đúng và phát âm liên tục cho đến khi đúng.
Đối với lỗi nhầm thanh sắc và thanh ngã, giáo viên sẽ đưa ra các mẹo để học sinh có thể dễ dàng chỉnh sửa. Ví dụ, “rau” đi liền với “mớ”, dung để ăn gọi là “muối”, cần phải tiêu diệt tránh gây bệnh tật gọi là “muỗi”, nước chưa đun sôi gọi là “nước lã”…
Trong quá trình cho các em đọc văn bản trên lớp nếu phát hiện lỗi cô giáo sẽ chỉnh sửa ngay cho các em và giải thích nghĩa cặn kẽ của từ các em đọc sai và từ đọc đúng.
Trước thắc mắc “nếu trong một lớp mà có nhiều em cùng phát âm không chuẩn hoặc trong một văn bản có nhiều từ thuộc nhóm phát âm khó với các em thì một tiết học làm sao đảm bảo được về mặt thời gian để uốn nặn như vậy”, cô giáo Mai cho biết: “Tôi và các chị em giáo viên cũng biết điều này nên sau mỗi tiết học đều yêu cầu các em tự sửa cho nhau trong giao tiếp hàng ngày và đưa ra những bài học cụ thể để học sinh tự chỉnh sửa như đọc thuộc lòng chính xác một bài thơ hay đoạn văn, viết một đoạn văn, sau đó sẽ kiểm tra và nhận xét trong giờ phụ đạo”.
Sau 6 năm triển khi trong thực tế giảng dạy, giờ sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo Đỗ Thị Hồng Mai đã trở thành một phần trong mỗi tiết học, bài học của tất cả các cô giáo dạy môn Ngữ Văn ở Trường Dân tộc Nội trú huyện Mèo Vạc.
Cô Mai vui mừng chia sẻ: “Sáng kiến giúp học sinh phát âm chuẩn chính tả không còn là của cá nhân tôi nữa mà từng năm học lại được hoàn thiện thêm nhờ các chị em trong tổ bộ môn. Trong đó có rất nhiều ý tưởng mới hay và thiết thực lắm”.
Chục năm gắn bó với vùng cao Hà Giang, khi được hỏi có muốn chuyển công tác về nơi thuận lợi hơn như về quê ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang chẳng hạn, cô giáo Mai lắc đầu quả quyết: “Không, tôi sẽ mãi chọn nơi này”.
Không chọn sao được khi đã yêu và gắn bó với học sinh qua từng lời ăn tiếng nói mỗi ngày. Cái được lớn nhất trong sáng kiến đầy ân tình của cô giáo Mai đó là đã tạo ra một nền tảng cân bằng cho các em học sinh vùng cao, vùng khó với học sinh vùng thấp, vùng thuận lợi bắt đầu từ việc tưởng chừng rất đơn giản, nói đúng từ và hiểu đúng nghĩa.
Thu Minh
(Dân trí) - Ngày 17/10, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tới các điểm trường khó khăn của Lào Cai như xã Pa Cheo, Bản Khoang, Tòng Sành… thăm, tìm hiểu về đời sống của giáo viên, học sinh khi thực hiện quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp.
Thứ ba, 18/10/2016 - 12:25
(Dân trí) - Mặc dù tại một số địa phương ở miền Trung, lũ đã rút. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn còn hàng nghìn học sinh ở Hà Tĩnh vẫn phải nghỉ học do nước lũ chưa rút và các hồ đập xả tràn. Thống kê ban đầu, thiệt hại ở các trường học nặng nề sau lũ.
Thứ ba, 18/10/2016 - 12:00
(Dân trí) - Theo kế hoạch chiều ngày 17/10 sẽ tuyên án phiên tòa vụ tiến sĩ kiện cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (ông Phạm Vũ Luận). Tuy nhiên, phiên tòa đã bị hoãn lại vì cần làm rõ một số nội dung.
Thứ hai, 17/10/2016 - 06:42
(Dân trí) - Đầu giờ chiều 17/10, trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình cho biết, hiện tại đang có khoảng 50% số học sinh các cấp chưa thể đến trường do ảnh hưởng của mưa lũ những ngày qua.
Thứ hai, 17/10/2016 - 02:50
(Dân trí) - Khẳng định đoàn công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang xem xét lại quá trình tổ chức, thi tuyển chức danh Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội nhưng ông Đỗ Đức Hiển - Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Tư pháp lại cho rằng “quan điểm từ trước tới nay của Bộ Tư pháp vẫn nhất quán như vậy” và đang chờ đợi Đề án đổi mới chế độ thi tuyển các chức danh của Ban Cán sự Đảng Chính phủ đang được Bộ Nội vụ xây dựng.
Thứ hai, 17/10/2016 - 11:52
(Dân trí) - Ngay sau khi một số tờ báo đăng văn bản của ông Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Luật sư Trần Hồng Phúc - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Hoàng Xuân Quế ngay lập tức có ý kiến phản biện.
Thứ hai, 17/10/2016 - 08:58
(Dân trí) - Trước tiên tôi không phủ nhận thực tế có những "con sâu làm rầu nồi canh" làm cho bức tranh dạy thêm - học thêm còn đầy những mảng màu tiêu cực. Thế nhưng đừng áp cái nhìn phiến diện để làm u ám thêm bức tranh giáo dục Việt Nam. Xin dẫn chứng bằng 2 câu chuyện của bản thân tôi:
Thứ hai, 17/10/2016 - 08:29
Nhiều công nhân đã hủy đăng ký ở trường công và đưa con ra gửi tại các cơ sở mầm non tư thục.
Thứ hai, 17/10/2016 - 07:26
(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga vừa có công văn gửi Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân TP Hà Nội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội phản biện về quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Tp Hà Nội.
Thứ hai, 17/10/2016 - 12:19
Vào chiều ngày 14 tháng 10 (Thứ 6), Tập đoàn Kumho Asiana đã tổ chức “Lễ trao học bổng Kumho Asiana lần thứ 10” và “Cuộc thi nói tiếng Hàn Kumho Asiana lần thứ 5” tại trường Đại học quốc gia Hà Nội.
Thứ hai, 17/10/2016 - 12:10
(Dân trí) - Ngày 16/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội. Tại buổi làm việc Thủ tướng cho rằng, ĐH Quốc gia HN cần tiên phong trong xây dựng quốc gia khởi nghiệp.
Chủ nhật, 16/10/2016 - 10:03
Do ảnh hưởng của cơn bão Sarika, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra mưa lớn trong nhiều ngày qua. Phòng trọ sinh viên ngập trong nước khiến cho nhiều em phải lên trường trú ngụ.
Chủ nhật, 16/10/2016 - 02:22
Dù không may khi gặp phải tai nạn bom mìn sau chiến tranh, bị cướp mất hai bàn tay và còn bị tai nạn gãy chân, nhưng em Phan Trọng Hiếu, trú ở thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, vẫn gắng sức vượt qua nghịch cảnh, để theo đuổi ước mơ con chữ bằng một nghị lực phi thường...
Chủ nhật, 16/10/2016 - 11:49
(Dân trí) - Tự học là một trong những năng lực cực kỳ quan trọng và cần thiết để tự bổ khuyết trí thức, kĩ năng, phẩm chất của mình. Không chỉ là học sinh, mỗi người đều cần trau dồi năng lực tự học trong suốt cuộc đời mình cho công việc, cho ý thức phấn đấu và hoàn thiện bản thân. Nhưng nhìn vào bức tranh học thêm, dạy thêm tràn lan như hiện nay, năng lực tự học có nhiều phần bị thui chột mất rồi.
Chủ nhật, 16/10/2016 - 08:44
(Dân trí) - Nhiều phụ huynh đang có con theo học tại trường mầm non xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định vô cùng bức xúc, phản ánh với báo Dân trí về các khoản thu chi khó hiểu, không rành mạch. Trong đó có nhiều khoản vô lý và có số tiền rất cao.
Chủ nhật, 16/10/2016 - 06:55
(Dân trí) - Sáng 15/10, ban giám hiệu Trường THCS Giồng Kè, nhóm Nốt Lặng - TP Hồ Chí Minh và chính quyền địa phương vui mừng tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng 3 phòng học mới tại điểm lẻ Giồng Kè, thuộc xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Chủ nhật, 16/10/2016 - 12:05
(Dân trí) - Tối 15/10, Bộ GD&ĐT đã có công điện khẩn gửi các Sở GD&ĐT, các đại học, học viện và đơn vị trực thuộc các nhiệm vụ triển khai ứng phó với mưa lũ.
Thứ bảy, 15/10/2016 - 10:22
(Dân trí) - Ông Trần Ngọc Du, Chủ tịch Hội khuyến học huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tâm sự: “làm công tác khuyến học vừa phải có tâm, vừa phải có tầm”! Tôi không muốn khoe thành tích việc làm của mình, mà chỉ mong thực hiện cho được việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong mọi hoạt động đem lại lợi ích cho xã hội, nhất là đối với sự nghiệp Trồng người”!.
Thứ bảy, 15/10/2016 - 03:43
(Dân trí) - Ngày 15/10, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1956 - 2016) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2.
Thứ bảy, 15/10/2016 - 03:25
(Dân trí) - Trên đường đi từ nhà ra để đến trường, một học sinh Trường THCS Nam Kim (huyện Nam Đàn, Nghệ An) không may bị sa chân xuống ao nước gần nhà và chết đuối.
Thứ bảy, 15/10/2016 - 01:10
(Dân trí) - Tại hội thảo “Xây dựng môi trường văn hóa trường học” do Bộ GD&ĐT tổ chức mới đây, nhiều đại biểu cho rằng, các trường đã xây dựng được môi trường văn hóa trong nhà trường. Trong đó, hệ thống khẩu hiệu trường học đã đáp ứng đúng tôn chỉ mục đích. Tuy nhiên, việc treo khẩu hiệu còn bất cập, mỗi nơi làm một phách và chưa phù hợp.
Thứ bảy, 15/10/2016 - 10:11
(Dân trí) - Giáo viên cần coi trọng việc trừng phạt học sinh đúng cách, vừa nhẹ nhàng, vừa giúp các em có sự tự tin; thông qua việc trừng phạt, giúp các em làm được những việc có ích; không nên áp dụng những hình phạt cứng nhắc sẽ ảnh hưởng đến tâm hồn ngây thơ của các em.
Thứ bảy, 15/10/2016 - 08:47
Ba cái được lớn nhất của việc học là: hiểu biết hơn về con người, về cuộc sống, tự tin hơn; lo việc nhà và điều hành công việc HTX tốt hơn; giúp đỡ người khác có hiệu quả hơn. Ông Lương Tuyển, người sắp bảo vệ luận văn thạc sĩ Luật ở tuổi 70 chia sẻ.
Thứ bảy, 15/10/2016 - 08:08
(Dân trí) - Giảng dạy tiếng Anh trong trường học phổ thông phải làm sao cho học sinh có thể nghe, nói, giao tiếp được với người nước ngoài. Muốn vậy, thì đừng quá lệ thuộc vào giáo trình, mà phải linh hoạt, sáng tạo trong phương cách dạy học.
Thứ bảy, 15/10/2016 - 01:00