Liệu sách tham khảo, dạy thêm, giáo viên… có tác động đến kết quả?
Hội thảo Khoa học Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 với chủ đề "Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu" do Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đầu mối tổ chức, trên cơ sở phối hợp với các bộ, ngành và trung tâm nghiên cứu lớn như: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đại học Quốc gia TP.HCM. Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung của Hội thảo tập trung vào 6 nhóm lĩnh vực chuyên môn.
Tại chuyên đề lĩnh vực “Giáo dục, Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực”, nhiều tham luận về chính sách và nguồn lực giáo dục, giáo dục sáng tạo và khởi nghiệp, xây dựng xã hội học tập được trình bày, thảo luận sôi nổi. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chủ trì tiểu ban này.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì phòng thảo luận Tiểu ban Giáo dục, Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.
Một trong những chủ đề được quan tâm là kết quả PISA của Việt Nam xếp thứ hạng khá cao. Trong báo cáo của mình, GS. Paul Glewwe đến từ Khoa Kinh tế học Ứng dụng, Đại học Minnesota, Hoa Kỳ - người có 6 năm nghiên cứu về kết quả PISA đã đánh giá tổng quan, bình luận và đưa ra câu hỏi ngỏ về thứ hạng cao gây bất ngờ cả thế giới của Việt Nam.
Theo đó, kết quả bài thi đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2015 được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố hôm 6/12 vừa qua, Việt Nam xếp thứ 8 trong 72 nước tham gia về Khoa học, 22 về Toán và 32 về Đọc hiểu, cao hơn nhiều nước phát triển.
Hay điển hình năm 2012, lần đầu tiên học sinh Việt Nam tham gia chương trình đánh giá PISA và xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về môn Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả này đã gây bất ngờ cho cả thế giới.
“Ở đây có điểm khá thú vị, theo khảo sát của chúng tôi, xếp hạng PISA tỉ lệ thuận với trình độ GDP của quốc gia đó, nhưng đối với trường hợp của Việt Nam thì không đúng”, vị giáo sư Mỹ nói.
Với thực tế này, Việt Nam đã trở thành một ngoại lệ trong cuộc tranh cãi lâu nay luôn cho rằng không thể đạt được nền giáo dục ưu tú mà thiếu sự phát triển kinh tế ở cấp độ cao.
“Có mối tương quan thuận chiều giữa kết quả PISA với mức độ giàu (sung túc). Tuy nhiên, điều gì đã làm nên điều khác biệt và diệu kì này của Việt Nam? Nói thật, chúng tôi cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Liệu có sự tác động của đầu vào, sách học thêm, tham khảo... hay giáo viên dạy Toán ở Việt Nam giỏi hơn, chất lượng hơn các nước khác không…”, ông Paul đặt câu hỏi ngỏ về thứ hạng PISA khả quan của Việt Nam.
Theo vị giáo sư này, khi so sánh Việt Nam và các nước, nghiên cứu không chỉ lấy GDP mà còn tính cả các yếu tố khác như trình độ học vấn/ giáo dục của cha mẹ, số tài sản trong nhà... Rõ ràng, Việt Nam cũng thấp hơn các nước khác. Như vậy, điểm số và xếp hạng PISA của Việt Nam đã tính đến các yếu tố tác động kia vẫn cao hơn.
Lí giải thắc mắc của GS. Paul Glewwe, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, GS. Paul là người rất giàu kinh nghiệm nghiên cứu về các chỉ số, thậm chí có đến 6 năm nghiên cứu về kết quả PISA nhưng câu hỏi ngỏ của vị giáo sư Mỹ là vấn đề không thể giải thích nếu thiếu các chuyên gia của Việt Nam. Kết quả PISA của chúng ta đã khiến nhiều người nghi ngờ rằng, tại sao nghèo mà lại giỏi đến thế.
Nói về khoảng cách “không hiểu nổi” giữa xếp hạng GDP và thứ hạng PISA của Việt Nam, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, không bàn đến chuyện số liệu chính về GDP hay thu nhập của một bộ phận người dân Việt thì đất nước Việt Nam vốn rất đặc biệt.
“Đặc biệt ở chỗ, cha mẹ Việt có thể hi sinh tất cả, bán hết nhà đất, ruộng vườn để lo cho con cái học tập, du học”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
“Đặc điểm đó ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản cũng có thể có nhưng ở các nước châu Âu chắc không có”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
GS. Paul Glewwe, ĐH Minnesota (Mỹ) cho rằng, chúng ta không nên quá tự hào về thứ hạng PISA.
Thứ hạng PISA: Không nên quá tự hào!
Cho tới nay, PISA (do OECD khởi xướng) là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất mang tính toàn cầu chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Với thứ hạng “vượt mặt” các nước tiên tiến thế giới, Việt Nam có nên tự hào?
Bày tỏ quan điểm về điều này, GS. Paul Glewwe cho rằng, ông vẫn đang thực hiện một nghiên cứu để kết luận: Liệu mẫu PISA có đại diện cho tất cả học sinh dưới 15 tuổi ở Việt Nam không?
Bước đầu nghiên cứu, vị giáo sư Mỹ khẳng định, so sánh với mẫu điều tra hộ gia đình thì có thể thấy, đối tượng học sinh góp phần làm nên thứ hạng PISA cao của Việt Nam đa phần là trẻ em ở thành thị, trình độ học vấn/ giáo dục của cha mẹ cao hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là những nhận định ban đầu và ông vẫn tiếp tục nghiên cứu để sớm có kết quả chính thức.
GS. Paul Glewwe cũng lưu ý, điểm/ thứ hạng PISA chỉ đánh giá một phần kỹ năng của học sinh (đặc biệt là môn Toán, logic…) nhưng không đánh giá được các kỹ năng khác như teamwork (làm việc nhóm), kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sinh tồn…
“Do vậy điểm PISA cao không đồng nghĩa rằng các kỹ năng khác của học sinh Việt cũng tốt. Hơn nữa, thứ hạng PISA Việt Nam nhìn chung là cao trên thế giới, nhưng so với các nước cùng khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc thì Việt Nam vẫn thấp hơn”, GS. Paul Glewwe nói.
Lệ Thu
(Dân trí) - Trong hai ngày 15 và 16/12, toàn bộ học sinh ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã phải nghỉ học để tránh mưa lũ. Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã có công văn chỉ đạo các trường khuyến cáo học sinh, phụ huynh hạn chế đi lại trong mưa lũ.
Thứ sáu, 16/12/2016 - 03:46
(Dân trí) - Đại diện nhiều trường ĐH cho rằng so với năm ngoái, dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ 2017 đã giải được một số vấn đề cho người học, không gây quá nhiều phiền hà đồng thời giúp thí sinh quen với việc đăng ký trực tuyến ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thứ sáu, 16/12/2016 - 02:25
(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu Harvard cảnh báo, việc sử dụng điện thoại thông minh nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày có thể khiến trẻ bị béo phì.
Thứ sáu, 16/12/2016 - 12:16
Phát triển mạng lưới các trường công lập để đáp ứng nhu cầu nhân dân là điều bất khả thi. Do đó, cần khuyến khích khu vực dân lập phát triển giáo dục mầm non.
Thứ sáu, 16/12/2016 - 10:21
(Dân trí) - “Tôi đứng trước áp lực, nếu mở rộng quyền tự chủ cho các trường ĐH trên cả nước mà không quản được chẳng khác nào việc ào ạt mở các trường đại học”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Thứ sáu, 16/12/2016 - 07:52
(Dân trí) - Dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ 2017 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố có nhiều điểm mới như bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào với đại học, thí sinh được xét tuyển nhiều nguyện vọng, nhiều trường... Bộ GD&ĐT để các trường chủ động hoàn toàn trong công tác tuyển sinh. Vì sao vậy?
Thứ sáu, 16/12/2016 - 06:04
(Dân trí) - Ngày 16/12, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH và trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên 2017 với nhiều điểm mới quan trọng có lợi cho thí sinh và các trường.
Thứ sáu, 16/12/2016 - 06:00
(Dân trí) - Trường THCS Trung Sơn, huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) được nhà nước đầu tư vốn xây dựng công trình nhà lớp học với quy mô 2 tầng có 8 phòng học cùng nhà hiệu bộ và phòng chức năng, nhà công vụ... Tuy nhiên, sau 4 năm xây dựng, công trình trì trệ khiến thầy và trò phải đi ở nhờ trong dân.
Thứ sáu, 16/12/2016 - 12:20
Câu lạc bộ Aeon 1% phối hợp với Công ty TNHH Aeon Việt Nam vừa tổ chức “Lễ trao học bổng Aeon” lần thứ 6 cho 56 sinh viên thuộc 2 trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM và Đại học Sư phạm TP.HCM, trị giá mỗi suất học bổng là 290USD/năm.
Thứ sáu, 16/12/2016 - 12:10
(Dân trí) - Một vụ mất tích trong nước lũ đã xảy ra vào chiều tối ngày 15/12 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nạn nhân là một nam sinh lớp 7 học tại trường THCS Lê Quang Tiến, Thị xã Hương Trà.
Thứ năm, 15/12/2016 - 10:22
(Dân trí) - Nhận được tin các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã dũng cảm, không ngại hiểm nguy, cứu giúp các cháu bé bị kẹt trong đợt lũ quét tràn về bất ngờ gây ngập lụt nghiêm trọng tại Trường ngày 13/12 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã tặng Bằng khen tới các cô giáo có thành tích đặc biệt xuất sắc này.
Thứ năm, 15/12/2016 - 06:49
(Dân trí) - TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng ĐHQG TPHCM cho biết chưa thể công bố chính thức phương án tuyển sinh hay đề án thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM vào thời điểm này.
Thứ năm, 15/12/2016 - 04:19
(Dân trí) - Không có sinh viên theo học nhưng vẫn phải trả lương cho giảng viên. Biết thông tin không đúng về số sinh viên khoa Lâm nghiệp và Khoa học cây trồng để lấy gần 2 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh là sai “nhưng vẫn phải làm”.
Thứ năm, 15/12/2016 - 01:40
(Dân trí) - Do mưa lớn và thủy điện xả lũ nên các huyện vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn (tỉnh Quảng Nam) bị ngập nặng. Học sinh từ mầm non đến THPT ở các huyện này đã nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Thứ năm, 15/12/2016 - 10:56
(Dân trí) - Theo Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, năm học 2017-2018, Khánh Hòa tiếp tục xét tuyển vào lớp 10 THPT vì nhận thấy có nhiều ưu điểm.
Thứ năm, 15/12/2016 - 08:53
(Dân trí) - Clip hài hước của nam sinh Phạm Đức Huy (SV Học viện Báo chí tuyên truyền) hút hơn 260.000 lượt xem trên Facebook và 25.000 lượt Thích.
Thứ năm, 15/12/2016 - 06:00
(Dân trí) - Bố mẹ bận rộn làm việc, những mong có nhiều tiền của hơn để có thể chu cấp cho con đầy đủ hơn. Nhưng có một điều trẻ cần nhất ở bố mẹ mà lại “không mất tiền mua” thì dường như lại rất khan hiếm, đó chính là thời gian gắn bó chất lượng bên bố mẹ.
Thứ năm, 15/12/2016 - 03:10
(Dân trí) - Tại TP Thanh Hóa, một lớp học với nội dung học cách đi vào trạng thái thiên tài, nhìn được dù bịt mắt, có khả năng hiểu nhanh, thực hiện các hoạt động siêu nhiên…đang được nhiều phụ huynh hào hứng cho con tham gia. Tuy nhiên, nhiều người không khỏi nghi ngờ đây là “biến thể” của phương pháp “kích hoạt não” gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Thứ năm, 15/12/2016 - 01:00
(Dân trí) - Sau trận lũ quét kinh hoàng, nhiều trường học ở khu vực phía Bắc Nha Trang (Khánh Hòa) ngổn ngang, ngập ngụa trong bùn đất. Kịp thời giúp các trường khắc phục hậu quả sau lũ, 100 học viên Trường Sĩ quan Thông tin Nha Trang đã đến 2 trường học dọn bùn.
Thứ năm, 15/12/2016 - 12:09
(Dân trí) - Ngày 14/12, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có Công điện gửi đến Các Sở GD&ĐT, các đại học, học viện, viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ khu vực Miền trung từ Quảng Trị đến Khánh Hòa đang gặp lũ lụt.
Thứ tư, 14/12/2016 - 10:21
(Dân trí) - Chiều ngày 14/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Phùng Hoàng - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) cho biết, đã có thông báo cho học sinh toàn huyện nghỉ học từ sáng nay do mưa lũ làm ngập nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện.
Thứ tư, 14/12/2016 - 06:36
(Dân trí) - Ngày 14/12, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Hội Khuyến học Cụm IV các tỉnh Bắc miền Trung đã tổ chức Hội nghị giao ban thi đua năm 2016 và thống nhất phương hướng, nhiệm vụ công tác khuyến học năm 2017.
Thứ tư, 14/12/2016 - 04:21
(Dân trí) - Theo kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành ngày 13/12, bước đầu xác định, bếp ăn Trường tiểu học Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) tuân thủ điều kiện VSATTP, không có căn cứ kết luận trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Thứ tư, 14/12/2016 - 04:18
(Dân trí) - Mấy ngày nay, bạn bè tôi đã đăng tải trên mạng xã hội những dòng tâm trạng về kì thi học kì 1 của các con. Có bạn còn chụp nguyên bài ôn tiếng Anh, môn Toán nhờ bạn bè tư vấn giùm là chọn đáp án nào vì khó quá, bố mẹ mày mò tìm hiểu hết rồi nhưng chưa dám chắc chắn đúng - sai.
Thứ tư, 14/12/2016 - 02:42