Tiến sỹ là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học có thể đạt được. Để sở hữu tấm bằng “tiến sỹ”, đa phần nghiên cứu sinh (NCS) phải bỏ ra 3-5 năm liên tục cho học tập và nghiên cứu, một số khác có thể ít hơn hoặc lâu hơn.
Trong giai đoạn “khổ hạnh” (gian khổ mà hạnh phúc) này, đồng hành cùng với mỗi NCS là những người thầy, giáo sư hướng dẫn (GSHD). Họ đóng vai trò rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự thành công và chất lượng chuyên môn của NCS trong quá trình làm tiến sỹ.
Trong bài viết này, tác giả tập trung vào phân tích 03 khía cạnh: học thuật, kinh tế và xã hội thông qua một số ví dụ ở Việt Nam (một nước có nền giáo dục chưa cao) và Mỹ (là nước có nền giáo dục tiên tiến) để làm rõ hơn vị thế và vai trò của người thầy này.
Đề cao vai trò học thuật
Vai trò học thuật (hỗ trợ học thuật) được thể hiện chủ yếu thông qua quá trình thực hiện đề tài/luận án bao gồm: việc chọn lựa tên đề tài, dẫn dắt giám sát, thúc đẩy NCS đi đúng con đường nghiên cứu và hoàn thành chương trình tiến sỹ đúng tiến độ.
Ở Việt Nam, ý tưởng đề tài nghiên cứu do NCS đề xuất hoặc có thể do gợi ý của GSHD, hoặc được hình thành khi NCS tham gia vào dự án nghiên cứu cùng người thầy. Công việc viết đề xuất nghiên cứu thường được làm ngay từ giai đoạn đầu tiên dưới sự hỗ trợ của GSHD và được góp ý bởi các thầy cô trong bộ môn. Sau đó, nhà trường ra quyết định công nhận.
Ở Mỹ, công việc chọn đề tài nghiên cứu với đa số NCS thường diễn ra muộn hơn. NCS chưa có bằng thạc sỹ thường phải mất 2-3 năm để hoàn thành yêu cầu học khoảng “72 tín chỉ coursework” và kỳ thi “preliminary exam”. Các năm tiếp theo GSHD sẽ hỗ trợ NCS để xây dựng đề cương nghiên cứu, giám sát thúc đẩy sinh viên thực hiện nghiên cứu, xuất bản các công trình khoa học trên các tập san quốc tế có bình duyệt và hoàn thành viết luận án.
Nhìn chung, vai trò học thuật của GSHD tại Mỹ lớn hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp ở Việt Nam. Điều này thể hiện qua tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người hướng dẫn đối với NCS.
Mỗi trường đại học lại có quy định tốt nghiệp tiến sỹ rất khác nhau. Trường càng uy tín, tính tự chịu trách nhiệm của GSHD càng cao. Người thầy chịu trách nhiệm toàn bộ “chuyên môn” trước khoa và trường đối với NCS của ông ấy. Đa phần NCS muốn tốt nghiệp vẫn phải bảo vệ luận án trước hội đồng học thuật của Khoa tuy nhiên một số khác lại không cần phải qua bước này. GSHD đồng ý NCS tốt nghiệp là sinh viên được tốt nghiệp và ngược lại.
Tôi có một người bạn làm tiến sỹ tại đại học UC Berkeley (đây là ngôi trường danh giá thuộc top 20 trường đại học hàng đầu nước Mỹ). Trong quá trình làm tiến sỹ, NCS này đã xuất bản 3 công trình khoa học. Sau đó nộp cho thầy hướng dẫn bản tóm tắt các sản phẩm nghiên cứu trên và được tốt nghiệp luôn không cần bảo vệ.
Đây là ví dụ chân thực để cho thấy “vai trò học thuật” của giáo sư đại học Mỹ lớn như thế nào. Hay nói cách khác, chỉ cần biết GSHD là biết chất lượng của NCS đó và ngược lại biết NCS đó là biết “tầm” của GSHD. Uy tín khoa học thể hiện ngay ở chỗ đó.
Bố trí nguồn tài chính hỗ trợ NCS
Vai trò kinh tế (hỗ trợ tài chính) được thể hiện qua sự hỗ trợ tài chính cho NCS trong quá trình học tập và làm nghiên cứu. Vai trò này của GSHD ở Mỹ thường thể hiện rõ hơn nhiều so với GSHD ở Việt Nam.
Ở Mỹ, việc GSHD cấp học bổng cho sinh viên làm tiến sỹ là rất phổ biến. Khi một giáo sư nhận hướng dẫn một nghiên cứu sinh, cố nhiên người thầy đã phải bố trí đủ nguồn tài chính hỗ trợ như (1) tiền hỗ trợ ăn ở hàng tháng, (2) tiền học phí, (3) tiền nghiên cứu, (4) tiền xuất bản khoa học, (5) tiền hội nghị hội thảo, (6) phòng làm việc, (7) phòng lab thí nghiệm…
GSHD sẽ tính toán để làm sao NCS của mình có thể tốt nghiệp được theo lịch trình. Nguồn tiền này thường chủ yếu có từ những dự án nghiên cứu hiện có của thầy hướng dẫn. Ví dụ: Để nhận được sự hỗ trợ tài chính hàng tháng của GSHD, NCS phải ký hợp đồng làm với khoa với mức thời lượng quy định cứng không quá 20 giờ/tuần.
Có 02 dạng công việc chính: (1) công việc hỗ trợ giảng dạy, hay còn gọi là trợ giảng (teaching assistance), (2) công việc hỗ trợ nghiên cứu (research assistance). Đổi lại, sinh viên sẽ nhận được khoản tiền hàng tháng của GSHD với mức phổ biến dao động từ $1,500-$1,800 trước thuế.
Trái ngược với môi trường tại Mỹ, các giáo sư ở Việt Nam chưa có điều kiện để làm tốt “vai trò hỗ trợ tài chính” cho sinh viên của mình. Có chăng, thì một số NCS may mắn được tham gia vào đề tài nghiên cứu của GSHD và sử dụng số liệu phục vụ đề tài của mình. Số còn lại phải “tự túc” toàn diện.
Chỉ nói sự thật về học trò đối với nhà tuyển dụng
Vai trò xã hội (hỗ trợ quan hệ xã hội) được thể hiện qua việc kết nối “các mối quan hệ xã hội” hỗ trợ NCS trong quá trình học và sau khi ra trường.
Vai trò này của GSHD ở môi trường Việt Nam được thể hiện “đậm nét” hơn so với GSHD ở Mỹ. Lý do là ở Việt Nam “văn hóa” trọng “tình” của thầy và trò đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người Việt. Người thầy thường “nói tốt” về trò của mình mỗi khi ai đó xin ý kiến đánh giá nhận xét. Vì thế các cơ hội việc làm hoặc cơ hội nghề nghiệp tốt hơn… cũng từ đó mà ra.
Ở Mỹ, vai trò này cũng rất quan trọng thông qua lá thư giới thiệu “LOR” của GSHD. Chất lượng của LOR có ý nghĩa “then chốt” cho ai đó muốn xin vào một vị trí “postdoc” hay “job position”.
Khác với văn hóa Việt Nam, người thầy thường nói tốt cho trò, các giáo sư hướng dẫn của Mỹ luôn nói “sự thật và chỉ sự thật” thông tin của các học trò cho nhà tuyển dụng. GSHD sẽ nói đầy đủ về “kiến thức, kỹ năng, thái độ” trên quan điểm “khách quan”.
Uy tín của GSHD cũng được thể hiện qua lời giới thiệu này. Hay nói cách khác, khi học tập tại môi trường giáo dục của Mỹ, nếu bạn không nỗ lực cao trong quá trình học tập và nghiên cứu thì không hy vọng các thầy hướng dẫn nói “những điều hay” cho bạn, kể cả người thầy đó là người nước mình.
Nói tóm lại, dù là môi trường giáo dục tiên tiến ở Mỹ hay nền giáo dục chưa cao ở Việt Nam, vai trò của người thầy hướng dẫn đối với học viên là rất lớn. GSHD tại Mỹ thể hiện nhiều hơn vai trò học thuật và vai trò kinh tế nhưng lại ít hơn ở vai trò xã hội so với các đồng nghiệp ở Việt Nam.
Sự khác nhau này có thể là do sự khác biệt trong văn hóa, thể chế chính trị, điều kiện kinh tế và hệ thống giáo dục của hai nước.
Khúc Văn Quý - NCS tại Đại học tổng hợp Bang Colorado - Hoa Kỳ
(Dân trí) - Bố mẹ bận rộn làm việc, những mong có nhiều tiền của hơn để có thể chu cấp cho con đầy đủ hơn. Nhưng có một điều trẻ cần nhất ở bố mẹ mà lại “không mất tiền mua” thì dường như lại rất khan hiếm, đó chính là thời gian gắn bó chất lượng bên bố mẹ.
Thứ năm, 15/12/2016 - 03:10
(Dân trí) - Tại TP Thanh Hóa, một lớp học với nội dung học cách đi vào trạng thái thiên tài, nhìn được dù bịt mắt, có khả năng hiểu nhanh, thực hiện các hoạt động siêu nhiên…đang được nhiều phụ huynh hào hứng cho con tham gia. Tuy nhiên, nhiều người không khỏi nghi ngờ đây là “biến thể” của phương pháp “kích hoạt não” gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Thứ năm, 15/12/2016 - 01:00
(Dân trí) - Sau trận lũ quét kinh hoàng, nhiều trường học ở khu vực phía Bắc Nha Trang (Khánh Hòa) ngổn ngang, ngập ngụa trong bùn đất. Kịp thời giúp các trường khắc phục hậu quả sau lũ, 100 học viên Trường Sĩ quan Thông tin Nha Trang đã đến 2 trường học dọn bùn.
Thứ năm, 15/12/2016 - 12:09
(Dân trí) - Ngày 14/12, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có Công điện gửi đến Các Sở GD&ĐT, các đại học, học viện, viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ khu vực Miền trung từ Quảng Trị đến Khánh Hòa đang gặp lũ lụt.
Thứ tư, 14/12/2016 - 10:21
(Dân trí) - Chiều ngày 14/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Phùng Hoàng - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) cho biết, đã có thông báo cho học sinh toàn huyện nghỉ học từ sáng nay do mưa lũ làm ngập nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện.
Thứ tư, 14/12/2016 - 06:36
(Dân trí) - Ngày 14/12, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Hội Khuyến học Cụm IV các tỉnh Bắc miền Trung đã tổ chức Hội nghị giao ban thi đua năm 2016 và thống nhất phương hướng, nhiệm vụ công tác khuyến học năm 2017.
Thứ tư, 14/12/2016 - 04:21
(Dân trí) - Theo kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành ngày 13/12, bước đầu xác định, bếp ăn Trường tiểu học Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) tuân thủ điều kiện VSATTP, không có căn cứ kết luận trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Thứ tư, 14/12/2016 - 04:18
(Dân trí) - Mấy ngày nay, bạn bè tôi đã đăng tải trên mạng xã hội những dòng tâm trạng về kì thi học kì 1 của các con. Có bạn còn chụp nguyên bài ôn tiếng Anh, môn Toán nhờ bạn bè tư vấn giùm là chọn đáp án nào vì khó quá, bố mẹ mày mò tìm hiểu hết rồi nhưng chưa dám chắc chắn đúng - sai.
Thứ tư, 14/12/2016 - 02:42
Năm học 2016 - 2017 này, Sở GD&ĐT Đà Nẵng triển khai đại trà cho HS các trường THPT tự chọn phân môn thể dục phù hợp với sở thích, năng lực của mình và điều kiện thực tế của nhà trường.
Thứ tư, 14/12/2016 - 11:36
(Dân trí) - Bộ GD&ĐT sẽ dừng việc cấp phôi chứng chỉ tin học ứng dụng A,B,C từ ngày 15/12/2016.
Thứ tư, 14/12/2016 - 08:40
(Dân trí) - Bảng điểm của một học sinh lớp 8 được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội những ngày qua. Em xếp học lực trung bình cho dù điểm tổng kết cao ngất ngưởng, nhiều môn đạt 10, được giáo viên chủ nhiệm nhận xét là học rất giỏi, chăm và ngoan.
Thứ tư, 14/12/2016 - 07:44
Thi THPT quốc gia năm nay, Lịch sử là một trong những môn lần đầu thi trắc nghiệm. Để đạt điểm cao, thí sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa, nắm vững khái niệm, bản chất của các sự kiện lịch sử.
Thứ tư, 14/12/2016 - 07:37
(Dân trí) - Sinh ra và lớn lên tại Ukraina, cậu bé Nguyễn Trung Cường sớm bộc lộ khả năng ở khối môn Khoa học tự nhiên. Tốt nghiệp phổ thông, nam sinh gốc Việt được 10 trường ĐH chào đón, trong đó có nhiều cái tên hàng đầu về ngành Toán như Đại học Princeton, Brown, UCLA, Berkeley, Michigan…
Thứ tư, 14/12/2016 - 06:31
(Dân trí) - Trải qua kỳ thi học kỳ 1, học sinh ở TPHCM vô cùng hào hứng với môn Giáo dục Công dân khi đề thi đưa vào những vấn đề sự kiện đầy hơi thở cuộc sống như hiện tượng hôi của, lời nhắn xin lỗi của nam sinh lớp 11 khi làm vỡ kính xe ô tô.
Thứ tư, 14/12/2016 - 05:00
Khi tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ thông dụng, là chìa khóa để mở ra cánh cửa thành công, và chỉ giao tiếp trôi chảy không còn là đủ thì cũng là lúc phụ huynh đau đầu với câu hỏi “Cho con em mình học ở đâu, học thế nào để chuẩn bị cho các kỳ thi, và con đường học tập dài hơi”.
Thứ tư, 14/12/2016 - 03:00
(Dân trí) - Triển khai Nghị quyết Đại hội V, nhiệm kỳ 2016 - 2021 và kế hoạch công tác Quý IV năm 2016 của Trung ương Hội, GS.TS-NGƯT Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã về thăm và làm việc với tỉnh Sơn La.
Thứ tư, 14/12/2016 - 12:07
(Dân trí) - Liên quan đến vụ việc sinh viên bức xúc vì bỗng dưng luận văn tốt nghiệp của mình bị rao bán trên mạng, ngay hôm nay 13/12, Trường ĐH Cần Thơ đã đưa giải pháp xử lý, ngăn ngừa rò rỉ luận văn của trường.
Thứ ba, 13/12/2016 - 05:29
(Dân trí) - Trao đổi với PV Dân trí chiều 13/12, anh N., bố cháu bé lớp 3 bị xâm hại tại nhà vệ sinh Trường tiểu học Trần Phú A (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, do con gái vẫn còn hoảng sợ nên gia đình tạm cho cháu tự học ở nhà. Gia đình vẫn nơm nớp lo âu bởi kẻ lạ mặt tấn công con gái anh vẫn chưa được đưa ra ánh sáng.
Thứ ba, 13/12/2016 - 05:08
(Dân trí) - Sáng 13/12 tại Hà Nội, dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 4 câu hỏi lớn về phát triển đại học tư thục.
Thứ ba, 13/12/2016 - 03:50
(Dân trí) - Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương (Nghệ An) đã xác định cụ thể danh tính các cá nhân xuất hiện trong clip nữ sinh đánh nhau vào ngày 10/12. Người quay clip tung lên mạng cũng đã được xác định.
Thứ ba, 13/12/2016 - 01:55
(Dân trí) - Cơn lũ quét vào lúc 3h sáng ngày 14/9 khiến Trường THCS Yên Tĩnh (huyện Tương Dương, Nghệ An) thiệt hại nặng nề về tài sản, thiết bị dạy và học. Sau lũ 10 ngày, học sinh của trường mới có thể đi học lại. Gần 3 tháng trôi qua, thầy trò ngôi trường vùng cao này đã đuổi kịp chương trình chung của Bộ GD-ĐT.
Thứ ba, 13/12/2016 - 01:39
(Dân trí) - “Hiện con gái chúng tôi vẫn hoảng loạn và sợ hãi. Mặc dù cháu rất thích được đi học nhưng nghĩ đến chuyện cũ, cháu sợ không dám đi học”.
Thứ ba, 13/12/2016 - 11:42
"Chúng tôi đặt lộ trình con phải vào Đại học Havard. Nên ngay từ lớp 1, hệ thần kinh của con đã bị “đơ””- một vị phụ huynh chia sẻ.
Thứ ba, 13/12/2016 - 10:44
(Dân trí) - Giáo viên mầm non lao động giữ trẻ ngoài giờ không quá 200 giờ/năm và được trả cho mỗi tiếng đồng hồ ngoài giờ là 33.000 đồng, riêng thứ 7 là 44.000 đồng.
Thứ ba, 13/12/2016 - 08:10