Từng có những phỏng đoán cho rằng Hitler không hề tự sát vào năm 1945 mà thậm chí còn ung dung sống ở Argentina nhiều năm sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Pháp mới đây khẳng định Hitler chắc chắn đã chết vào năm 1945 ở thủ đô Berlin của Đức do uống chất độc cyanide và một viên đạn tự bắn.
Trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học European Journal of Internal Medicine số ra ngày 18/5, nhóm 5 nhà nghiên cứu Pháp đã bác bỏ tất cả các giả thuyết về cái chết của trùm phátxít Hitler, đồng thời khẳng định Hitler không bỏ trốn sang Argentina bằng tàu ngầm và cũng không ẩn náu trong một căn cứ bí ẩn ở Nam Cực.
Sau khi được đặc cách tiến hành xét nghiệm các mẫu răng thật và răng giả của Hitler được lưu giữ ở Moskva (Nga), các nhà khoa học không phát hiện các chất xơ từ thịt cá, hoàn toàn trùng hợp với thông tin trùm phátxít Đức là một người ăn chay.
Ngoài ra, hồi tháng 3 và tháng 7/2017, Cơ quan An ninh Liên bang Nga và Cơ quan lưu trữ Nga cũng đã lần đầu tiên kể từ năm 1946 cho phép nhóm nghiên cứu phân tích các mẫu hộp sọ của Hitler.
Các chuyên gia phát hiện một lỗ thủng ở bên trái hộp sọ dường như là do một viên đạn xuyên qua.
Giới khoa học lâu nay không được phép tiếp cận các mẫu vật này. Trong khi đó, kết quả phân tích răng của Hitler cũng không tìm thấy các chất bột, điều cho thấy Hitler đã không bắn vào miệng, mà nhiều khả năng là bắn vào cổ hoặc trán.
Tương tự, các chất cặn trên răng giả của Hitler cũng có thể cho thấy một phản ứng hóa học giữa cyanide và kim loại.
Trưởng nhóm nghiên cứu Philippe Charlier, chuyên gia về y học và nhân chủng học, khẳng định kết quả nghiên cứu xác nhận quan điểm lâu nay rằng Hitler đã chết vào ngày 30/4/1945 trong một hầm ngầm ở Berlin cùng với vợ là Eva Braun, đồng thời làm sáng tỏ nguyên nhân cái chết của trùm phátxít Đức.
Ông Charlier cho biết hiện vẫn chưa rõ Hitler đã tự kết liễu cuộc đời bằng chất độc cyanide hay bằng một viên đạn vào đầu, song cả 2 giả thuyết này đều có thể xảy ra.
Theo quân đội Liên Xô (cũ), Hitler và người vợ Eva đã tự sát và thi thể của hai người đã được nhận dạng. Tuy nhiên, một tài liệu mật của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho thấy trùm phátxít đã tới Argentina cùng với khoảng 50 người, và sau đó trú ẩn ở nhiều thị trấn ở nước này cùng các gia đình người Đức.
Cũng có giả thuyết cho rằng Hitler đã giả chết và trốn ra đảo Tenerife thuộc Tây Ban Nha trước khi sang Argentina./.
Theo TTXVN
Sáng 21/5, Trung Quốc đã phóng vệ tinh viễn thông Cầu Ô Thước lên quỹ đạo, nhằm kết nối liên lạc giữa trạm kiểm soát ở mặt đất với tàu thám hiểm Hằng Nga 4 dự kiến sẽ đáp xuống vùng tối của Mặt Trăng vào cuối năm nay để khám phá những bí ẩn ở khu vực không thể quan sát từ Trái Đất này.
Thứ hai, 21/05/2018 - 08:48
(Dân trí) - Khi bạn bị muỗi đốt, nó không chỉ hút máu của bạn mà còn truyền sang bạn một ít nước bọt của nó. Trong nước bọt của muỗi có chứa một số prô-tê-in (chất đạm) mà cơ thể người dị ứng, chính vì thế bạn cảm thấy ngứa ở các vết muỗi đốt.
Thứ hai, 21/05/2018 - 11:36
(Dân trí) - Tỏi tây chứa nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa nhưng chứa lượng calo thấp. Tỏi tây cũng có thuộc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút, kháng nấm, giàu axit folic, canxi, kali và vitamin C, sắt, Vitamin A và K, niacin, riboflavin, thiamin, magiê và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác.
Thứ hai, 21/05/2018 - 09:00
(Dân trí) - Bể bơi, phòng tắm nước nóng và các khu vui chơi dưới nước là những sự lựa chọn hoàn hảo để tìm kiếm niềm vui vào mùa hè, nhưng những khu vực này cũng có thể là nơi sinh sản của các mầm bệnh nguy hiểm có khả năng khiến bạn bị mắc nhiều bệnh nặng.
Thứ hai, 21/05/2018 - 08:56
(Dân trí) - Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Biomaterials, phụ nữ có mô vú dày và cứng có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn do mô vú dày tạo điều kiện cho các tế bào ung thư tấn công các tế bào khỏe mạnh xung quanh.
Thứ hai, 21/05/2018 - 07:20
(Dân trí) - Nghiên cứu mới cho thấy rằng việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm giao thông làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh suyễn ở trẻ em, đặc biệt là trong thời thơ ấu.
Thứ hai, 21/05/2018 - 05:46
(Dân trí) - Ung thư vú xảy ra khi các tế bào trong vú bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Một số dấu hiệu ung thư vú bao gồm nổi u cục ở vú, có dịch từ núm vú và thay đổi hình dạng hoặc kết cấu của núm vú hoặc vú.
Chủ nhật, 20/05/2018 - 05:13
(Dân trí) - Dựa theo một mô hình thống kê số lượng các loài thực vật, các nhà khoa học ước tính còn khoảng 303 loài động vật có vú vẫn chưa được phát hiện trên thế giới.
Chủ nhật, 20/05/2018 - 05:07
(Dân trí) - Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sự điều hòa mức độ chất serotonin (hoóc-môn hạnh phúc) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thực vật và phát triển các loại ngũ cốc mới, đặc biệt là lúa.
Chủ nhật, 20/05/2018 - 05:40
(Dân trí) - Những thay đổi trong các quy định sử dụng cần sa trong y tế và việc gia tăng sử dụng các loại thuốc chứa các chất chiết xuất từ cần sa đã đặt ra nhiều câu hỏi về các điều kiện có thể sử dụng các loại thuốc này trong điều trị bệnh. Nhiều người muốn biết liệu cần sa có thể điều trị bệnh hen suyễn hay không?
Chủ nhật, 20/05/2018 - 05:34
(Dân trí) - Một nhóm các kỹ sư tại trường Đại học Quốc gia Singapo (NUS) đã phát triển được loại vi chip mới có tên là BATLESS, có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi pin hết năng lượng.
Chủ nhật, 20/05/2018 - 05:26
(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Toronto đã chế tạo được máy in da 3D di động có khả năng lắng đọng các lớp mô da để bao phủ và chữa lành vết thương sâu. Nhóm nghiên cứu tin rằng đây là thiết bị đầu tiên tái tạo mô trong khoảng hai phút. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Lab on a Chip.
Chủ nhật, 20/05/2018 - 05:20
(Dân trí) - Một loại nấm miễn dịch với thuốc trong tương lai gần có thể gây bùng phát dịch bệnh, dẫn đến cái chết của cây cỏ, động vật và cả con người. Đây là kết luận của một nghiên cứu chung do các nhà khoa học trường College Hoàng gia London và Đại học Exeter thực hiện, vừa được công bố trên tạp chí Science.
Thứ bảy, 19/05/2018 - 03:47
(Dân trí) - Thường được dùng để chống lại bệnh ung thư, các hạt liposome tí hon cũng có thể vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cây hiệu quả, thậm chí còn hiệu quả hơn việc sử dụng trực tiếp các chất dinh dưỡng cho cây.
Thứ bảy, 19/05/2018 - 09:41
(Dân trí) - Mới đây, tòa án EU đã ủng hộ lệnh cấm nông dân sử dụng ba loại thuốc trừ sâu neonicotinoid do khiến số lượng ong giảm mạnh.
Thứ bảy, 19/05/2018 - 05:52
(Dân trí) - Những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim (còn được gọi là rung nhĩ) và được chẩn đoán bị bệnh động mạch cảnh có thể có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn.Tắc nghẽn động mạch cảnh thường xảy ra theo tuổi, làm cản trở lưu thông máu tới não.
Thứ bảy, 19/05/2018 - 05:46
(Dân trí) - Có một sự thật phũ phàng là con người đã có thể cấy ghép các cơ quan, thụ tinh nhân tạo, chữa lành ung thư… nhưng lại hoàn toàn bó tay với bệnh “cảm cúm” thông thường!
Thứ bảy, 19/05/2018 - 05:40
(Dân trí) - Thay vì phải mất hàng giờ để tẩy gỉ sét cho các dụng cụ kim loại bằng phương pháp thủ công, phát minh dựa trên nền tảng là công nghệ laser, được giới thiệu dưới đây, sẽ giúp chúng ta hoàn thành công việc “khó nhằn” này chỉ trong tích tắc.
Thứ bảy, 19/05/2018 - 05:37
(Dân trí) - Loại đá huyền bí này không chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm, mà có thể ở ngay cạnh chúng ta.
Thứ sáu, 18/05/2018 - 09:43
(Dân trí) - Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam (Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã tổ chức Ngày hội Khoa học và Công nghệ Vũ trụ Space Day 2018 với chủ đề “Space Day 2018 – Vũ trụ trong tầm tay” nhằm mục đích khơi gợi và khích lệ niềm đam mê nghiên cứu khoa học, công nghệ đối với các bạn học sinh.
Thứ sáu, 18/05/2018 - 04:18
(Dân trí) - Các quan sát ánh sáng sao từ một thiên hà ở xa chỉ ra rằng việc hình thành các vì tinh tú đã bắt đầu từ sớm, chỉ sau vụ nổ Big Bang khoảng 250 triệu năm.
Thứ sáu, 18/05/2018 - 03:43
(Dân trí) - “Niềm vui của một nhà khoa học đó là tạo nên những khám phá thú vị, chia sẻ chúng với người thân và đồng nghiệp, và cuối cùng là được ghi nhận xứng đáng”, TS Đỗ Quốc Tuấn chia sẻ tại buổi lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018.
Thứ sáu, 18/05/2018 - 03:08
(Dân trí) - Ngày 18/5, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Khoa học & Công nghệ Việt Nam (18/5) và tôn vinh 62 trí thức tiêu biểu về KH&CN tỉnh lần thứ II - năm 2018. Ðây thật sự là ngày hội của những người làm khoa học.
Thứ sáu, 18/05/2018 - 01:20
(Dân trí) - Theo GS Nguyễn Đức Chiến – Phó Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018, các công trình được đề cử năm nay có chất lượng tốt, đồng đều và được đăng tải trên các tạp chí hàng đầu của các chuyên ngành theo xếp hạng của SCIMAGO. Bên cạnh giá trị khoa học, nhiều công trình còn có tiềm năng ứng dụng cao. Vậy 3 công trình đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay có gì đặc biệt?
Thứ sáu, 18/05/2018 - 11:47