Khủng hoảng Bolivia – Mỹ Latin phân cực sâu sắc
Thay vì cùng nhau giải quyết cuộc khủng hoảng ở Bolivia sau khi Tổng thống Evo Morales từ chức vào tuần này, các nhà lãnh đạo Mỹ Latin thuộc 2 hệ tư tưởng khác nhau đều lợi dụng những diễn biến ở thủ đô La Paz để tập hợp những người ủng hộ mạnh mẽ nhất tại đất nước của mình.
Tổng thống Peru Martín Vizcarra (phải) bắt tay với người đồng cấp Bolivia Evo Morales ngày 25/6/2019. Ảnh: AFP
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cùng với các lãnh đạo cánh tả khác đã chỉ trích điều mà ông gọi là một cuộc đảo chính quân sự đồng thời cáo buộc rằng Mỹ có thể đã liên quan đến sự việc lần này. Các chính phủ cánh tả khác ở Mexico, Nicaragua, Cuba và Argentina đều có cùng quan điểm khi nhận định việc ông Morales bị lật đổ là bất hợp pháp. Trái lại, các nhà lãnh đạo cánh hữu cho rằng việc ông Morales bị lật đổ là một chiến thắng của nền dân chủ. Ngoại trưởng Brazil Ernesto Araújo viết trên Twitter rằng không có cuộc đảo chính nào diễn ra ở Bolivia, cũng như khẳng định rằng Brazil sẵn sàng ủng hộ "sự chuyển giao dân chủ này".
Tóm lại, cuộc khủng hoảng chính trị ở La Paz vẫn chưa phải là một diễn biến mới cho tình hình ở khu vực Nam Mỹ khi mà sự phân hóa chính trị sâu sắc của các nước Mỹ Latin đã làm suy yếu khả năng giải quyết hiệu quả những thách thức ảnh hưởng đến khu vực nói chung, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng người tị nạn Venezuela, việc thiếu các cơ sở hạ tầng cần thiết trong khu vực hoặc tình trạng gia tăng các nhóm tội phạm xuyên quốc gia.
Việc không có khả năng hỗ trợ ổn định tình hình Bolivia đã làm tăng nguy cơ bất ổn chính trị và cuộc khủng hoảng kinh tế ở quốc gia Nam Mỹ này, đồng thời có thể ảnh hưởng đến các quan hệ thương mại cũng như an ninh biên giới giữa bối cảnh Bolivia chia sẻ chung đường biên giới với một loạt quốc gia như Brazil, Paraguay, Argentina, Chile và Peru.
Các cuộc biểu tình buộc ông Morales phải từ chức đã kéo theo hàng loạt cuộc biểu tình trên quy mô lớn gần đây ở Chile và Ecuador. Bất chấp những diễn biến phức tạp ở Mỹ Latin, phe cánh tả và phe cánh hữu ở khu vực này vẫn cáo buộc đối phương là kẻ đứng sau gây ra tình trạng bất ổn trên. Căng thẳng giữa 2 nhóm này thậm chí dâng cao tới mức Tổng thống cánh hữu của Brazil đã từ chối chúc mừng ông Fernández đắc cử Tổng thống Argentina cũng như từ chối tham dự lễ nhậm chức của nhà lãnh đạo này.
Dưới thời Tổng thống Bolsonaro, Brazil - quốc gia thường đóng vai trò xây dựng trong việc giải quyết những cuộc xung đột khu vực, đã hoàn toàn mất khả năng dẫn dắt những cuộc thảo luận trong khu vực.
Cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo khối BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) với các nhà lãnh đạo Nam Mỹ đã bị hủy bỏ sau khi Tổng thống Bolsonaro kiên quyết rằng sự kiện này phải có sự tham dự của thủ lĩnh phe đối lập Venezuela Juan Guaido trong bối cảnh những nước còn lại trong BRICS đều không công nhận ông Guaido là Tổng thống lâm thời Venezuela. Sự chia rẽ này đặc biệt gây lo ngại bởi gần như hầu hết các thách thức trong khu vực, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng ở Bolivia đều không thể giải quyết bởi một quốc gia đơn lẻ.
Đằng sau “bức tranh tối màu” ở Mỹ Latin
Câu hỏi đặt ra là tại sao các nhà lãnh đạo Mỹ Latin lại nhanh chóng biến những cuộc khủng hoảng khu vực thành chiến địa để đấu đá như vậy? Nguyên nhân là bởi hầu hết lãnh đạo các nước này đều muốn biến sự vụ ở Bolivia thành một công cụ để tạm thời "đánh lạc hướng" dư luận khỏi những vấn đề kinh tế trong nước. Họ cũng lợi dụng việc này để đổ lỗi các vấn đề trong nước là âm mưu của các thế lực bên ngoài thậm chí cả khi hầu như không có bằng chứng cho những tuyên bố trên.
Tuy nhiên, Mỹ Latin không phải lúc nào cũng như vậy. Tháng 8/2000, Tổng thống Brazil Fernando Henrique Cardoso đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử với sự tham gia của các Tổng thống Nam Mỹ. Sự kiện này đã dẫn đến các cuộc thảo luận trong 2 ngày giữa lãnh đạo 12 nước trong khu vực cũng như các Chủ tịch của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB), Cộng đồng Andean (CAN), và các quan sát viên đến từ Mexico. Bất chấp những khác biệt về hệ tư tưởng, các bên tham gia đã có cuộc trao đổi với một sự nhất trí chung rằng hợp tác khu vực là cần thiết để giải quyết những thách thức khu vực, kết nối hiệu quả hơn cơ sở hạ tầng, giảm hàng rào thương mại và đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.
Nhìn lại thì sự kiện này được coi là đỉnh cao của hợp tác khu vực. Trong suốt thời gian từ những năm 1990 đến đầu những năm 2000, chính phủ các nước Mỹ Latin đã xây dựng được bộ các quy tắc và ứng xử hiệu quả, chẳng hạn như Cam kết Dân chủ Santiago (1991), Tuyên bố Managua (1993), Điều khoản Dân chủ của Mercosur (1998) và Hiến chương Dân chủ Liên Mỹ (2001), nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các chính phủ và tạo một sức ép tích cực nhằm tránh những gián đoạn của nền dân chủ trong khu vực.
Năm 1995, lãnh đạo quốc gia trong khu vực đã đóng vai trò quan trọng trong việc đàm phán một hiệp định hòa bình sau cuộc chiến tranh giữa Peru và Ecuador. Một năm sau, khung làm việc mới đã giúp tránh được một cuộc đảo chính quân sự ở Paraguay. Năm 2002, sau một nỗ lực đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Venezuela Hugo Chávez, Brazil và các nước khác đã gây sức ép để cả ông Hugo Chávez và phe đối lập nối lại đối thoại.
Nhìn lại gốc rễ của những chính sách không can thiệp và tôn trọng chủ quyền trong lịch sử các nước Mỹ Latin, có thể thấy sự hợp tác này đã chứng minh tính hiệu quả, cũng như biểu tượng cho một sự thay đổi đáng kể trong khu vực này. Những quy tắc ấy cũng phục vụ cho lợi ích của từng quốc gia. Nhờ đó, khu vực này từng có sự phát triển đáng kể cũng như sự ổn định chính trị trong suốt thập kỷ đầu của thế kỷ 21.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, sự phân cực sâu sắc cùng với những cơ chế khu vực lỗi thời đã giải thích vì sao hầu như có rất ít nỗ lực chung nhằm giúp ổn định tình hình Bolivia. Giữa bối cảnh ông Morales đang tị nạn chính trị ở Mexico, Bolivia sẽ phải nỗ lực hết sức để vượt qua tình hình khó khăn hiện nay. Một cuộc bầu cử mới có thể diễn ra, phe đối lập có thể chiến thắng nhưng sẽ vấp phải không ít trở ngại giữa bối cảnh nhiều người ủng hộ ông Morales đặt câu hỏi về tính hợp pháp của kết quả này.
Trong một viễn cảnh khả quan hơn, những người ủng hộ ông Morales và phe đối lập có thể sẽ ngồi lại với nhau để đàm phán với sự trung gian hòa giải từ cộng đồng quốc tế nhằm tìm ra một giải pháp chung. Dù vậy, Bolivia có thể sẽ trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài, đe dọa đến nền kinh tế vừa được phục hồi trong vài năm qua.
Và thực tế thì, thay vì tìm cách giúp Bolivia ổn định, các nước trong khu vực vẫn đang lao vào một cuộc chiến để bảo vệ lợi ích của mình và khiến tình hình thêm tồi tệ hơn.
Theo Kiều Anh
VOV
(Dân trí) - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích Trung Quốc liên tục không giữ lời hứa, trong đó có vấn đề Biển Đông, và để ngỏ khả năng Washington sẽ có biện pháp cứng rắn với Bắc Kinh.
Thứ bảy, 16/11/2019 - 07:33
(Dân trí) - Tỷ phú ngành truyền thông Mỹ Michael Bloomberg, người đang cân nhắc tham gia cuộc bầu cử tổng thống với tư cách ứng viên đảng Dân chủ, sẽ tung ra một chiến dịch quảng cáo trực tuyến trị giá 100 triệu USD nhằm chống lại Tổng thống Donald Trump.
Thứ bảy, 16/11/2019 - 07:17
Chưa có Tổng thống nào của Mỹ từng bị Quốc hội bãi nhiệm và điều này gần như chắc chắn sẽ vẫn đúng trong trường hợp của Tổng thống Trump.
Thứ bảy, 16/11/2019 - 06:53
(Dân trí) - Kênh truyền hình của Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video ghi lại hoạt động của các binh sĩ Nga tại căn cứ quân sự do Mỹ bỏ lại ở Syria.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 07:32
(Dân trí) - Sau gần 1 tháng phá kỷ lục chuyến bay thẳng dài nhất thế giới, hãng hàng không Qantas của Australia tiếp tục phá 2 kỷ lục khác về chuyến bay thương mại có quãng đường dài và thời gian bay lâu nhất trong lịch sử.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 05:21
(Dân trí) - Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga không coi hiện diện quân sự của Mỹ tại Syria là hợp pháp vì Washington không được chính quyền Damascus mời chính thức.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 04:41
(Dân trí) - Nhà sáng chế Anh Richard Browning, nhân vật được mệnh danh là “người tên lửa” nhờ khả năng bay lượn như chim thông qua một bộ trang bị đặc biệt, đã tự phá kỷ lục thế giới của bản thân về tốc độ bay.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 04:39
(Dân trí) - Triều Tiên đã gửi tối hậu thư tới Hàn Quốc, cảnh báo sẽ phá bỏ các cơ sở do quốc gia láng giềng phía nam xây dựng trên núi Kumgang nếu Seoul không tự thực hiện.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 02:54
Các cơ quan tình báo có vai trò tối quan trọng đối với nền an ninh và sự thịnh vượng của mỗi một quốc gia.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 02:17
(Dân trí) - Một tòa án Bỉ đã phạt một đối tượng gốc Việt vì tội danh buôn người vì đã đưa những người Việt Nam khác nhập cảnh trái phép.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 12:40
(Dân trí) - Trong khuôn khổ chuyến công du Ấn Độ-Thái Bình Dương bắt đầu hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper dự kiến sẽ bàn về vấn đề Biển Đông, đồng thời tái khẳng định cam kết với khu vực.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 12:39
(Dân trí) - Hình ảnh vệ tinh mới được công bố cho thấy các máy bay quân sự Triều Tiên được tập kết thành một hàng dài ở bờ biển phía đông nước này.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 12:01
(Dân trí) - Một cậu bé 9 tuổi từ Bỉ với khả năng đặc biệt sẽ trở thành người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học và chuẩn bị theo học tiếp bậc tiến sĩ.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 10:34
(Dân trí) - Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người từng bị luận tội trong nhiệm kỳ của ông, đã đưa ra lời khuyên cho Tổng thống Donald Trump trong lúc đang diễn ra cuộc điều tra luận tội do Hạ viện tiến hành.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 09:41
(Dân trí) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố ông không thể nghe theo đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc dừng mua hệ thống phòng không S-400 của Nga cũng như từ bỏ mối quan hệ với Moscow.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 08:14
(Dân trí) - Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự mình thừa nhận tội lỗi khi ông đưa ra các tuyên bố liên quan tới cuộc điện đàm gây tranh cãi với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 07:33
(Dân trí) - Triều Tiên cho biết nước này không hứng thú với đề xuất đàm phán chỉ nhằm mục đích “xoa dịu” của Mỹ trước hạn chót cuối năm do Bình Nhưỡng đưa ra.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 07:12
Cả Mỹ và châu Âu đều ngày càng cảnh giác trước các thách thức do Trung Quốc tạo ra. Hai bên vừa giống vừa khác trong cách tiếp cận với Trung Quốc.
Thứ sáu, 15/11/2019 - 07:11
(Dân trí) - Nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã bất ngờ khôi phục chức vụ, quân hàm cho 3 quân chức hoàng gia nước này sau khi sa thải họ hồi tháng trước.
Thứ năm, 14/11/2019 - 09:20
(Dân trí) - Một nhóm các tin tặc nghi của Trung Quốc đã tấn công hệ thống của Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất Mỹ vốn hỗ trợ xây dựng các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump, giữa lúc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh diễn ra căng thẳng.
Thứ năm, 14/11/2019 - 09:19
(Dân trí) - Một nhóm 312 công dân Trung Quốc bị Philippines bắt hồi tháng trước liên quan tới một đường dây lừa đảo thông qua mạng lưới viễn thông đã bị trục xuất về nước.
Thứ năm, 14/11/2019 - 07:49
Trong chuyện luận tội, phế truất Tổng thống tại Mỹ, việc công khai điều trần có thể đưa lại hiệu ứng đột biến, rất bất lợi, gợi liên tưởng tới Tổng thống Richard Nixon.
Thứ năm, 14/11/2019 - 07:09
(Dân trí) - Dư luận Thái Lan tuần qua đã chấn động với vụ 3 người bị bắn chết tại một tòa án ở Chanthaburi, bao gồm cả tay súng - một tướng cấp cao về hưu. Sau đó, người đã bắn hạ tay súng để kết thúc vụ việc hiện đã bị bắt và cáo buộc tội giết người.
Thứ năm, 14/11/2019 - 04:50
(Dân trí) - Một số nguồn tin cho biết Bắc Kinh sẽ có khoản đầu tư tỷ USD vào cảng Sao Luis ở Brazil thông qua công ty xây dựng viễn thông Trung Quốc.
Thứ năm, 14/11/2019 - 04:33