Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp với các doanh nghiệp trong đào tạo, cung ứng 21.500 nhân lực tay nghề cao giai đoạn năm 2020 - 2025. Chương trình diễn ra chiều 29/10 tại Vĩnh Phúc.
Nhân sự kiện gắn kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã chia sẻ những quan ngại và cảnh báo về tình trạng thiếu lao động tay nghề cũng như mất cân đối cơ cấu nhân lực vùng miền.
“Lực lượng lao động Việt Nam bắt đầu thiếu chứ không phải dồi dào nữa. Ở nông thôn hiện có 2 tình trạng dễ nhận thấy là già hoá và phụ nữ hoá. Cũng trong thời gian qua, các địa phương và ngành nông nghiệp cũng đã chủ động tổ chức đào tạo nhiều ngành, nghề thu hút và “giữ chân” nông dân. Nếu không xu hướng dịch chuyển lao động nông thôn vào đô thị hoặc chỉ đi xuất khẩu lao động còn lớn hơn nhiều…” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ.
1/3 công việc sẽ bị thay đổi bởi trí tuệ nhân tạo
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 10-15 năm tới khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin, robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI); khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ không có kỹ năng phù hợp với công việc của họ. Nhưng nếu các quốc gia tập trung phát triển kỹ năng của người lao động, lấy con người làm trung tâm có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP lên tới 2%. Thậm chí kỹ năng còn được coi là đơn vị tiền tệ mới của thị trường lao động toàn cầu...”.
Từ thực tế đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao ý nghĩa của chương trình ký kết cung cấp nhân lực qua đào tạo với số lượng 21.500 lao động giai đoạn 2020-2025 tại Vĩnh Phúc.
Đây cũng là một trong số nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy mục tiêu nhằm nâng cao kỹ năng của lao động là chìa khóa để đưa Việt Nam tới thịnh vượng.
Trong đó, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp là nhân tố quyết định đến lực lượng lao động có kỹ năng phù hợp, tạo ra năng suất lao động vượt trội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Bên cạnh việc đánh giá cao sự chủ động vào cuộc của các doanh nghiệp, Bộ trưởng cũng lưu ý các doanh nghiệp tham gia nên coi việc hợp tác hôm nay là một giải pháp tốt nhằm cùng nhau tháo gỡ bài toán nhân lực có tay nghề đang thiếu hụt.
Chia sẻ với các doanh nghiệp về kinh nghiệm tìm hiểu quá trình giáo dục nghề nghiệp ở CHLB Đức, Pháp, New Zealand, Austrailia, Rumainia, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ: “Tại đó, doanh nghiệp phải tự tổ chức đào tạo. Nhưng ở Việt Nam, Nhà nước lại đang đào tạo cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải nhìn nhận đây là cơ hội và việc hợp tác với nhà trường để bỏ vốn ban đầu để đầu tư cho cộng đồng. Về lâu dài, người thụ hưởng chính là doanh nghiệp”.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung quan tâm tới quy trình thực hành trên máy. (Ảnh: Minh Thắng)
Do vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng kết hợp cùng nhà trường ở 3 khâu: Thiết kế giáo trình, tạo điều kiện cho học sinh và sinh viên thực tập, trả lương đặt sản phẩm hàng đầu ra.
Trên thông tin về giáo dục nghề nghiệp ở CHLB Đức, theo đó: Giai đoạn thực tập năm đầu được doanh nghiệp trả 840 Euro trong năm đầu, sang năm thứ 2 tăng dần và năm thứ 3 là công nhân chính thức của doanh nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung kỳ vọng: "Tôi hy vọng với sự phát triển tới lúc nào đó, mô hình gắn kết đào tạo và việc làm ở Việt Nam cũng nên như vậy”.
Bên cạnh đó, vai trò của Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp trong hợp tác đào tạo, cung ứng nhân lực với số lượng 21.500 người trong 5 năm không hề nhỏ.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý tới khâu tổ chức thực hiện: "Tới đây, nhà trường cần đặc biệt chú ý tập trung tuyên truyền, xây dựng phương án tuyển sinh theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, các bộ và các địa phương. Nhà trường cũng cần phối hợp ngay với từng doanh nghiệp rà soát, chỉnh sửa lại các chương trình đào tạo, vừa đáp ứng chuẩn đầu ra, vừa cập nhật, bám sát yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là những yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0…”.
Hướng tới mô hình 2 nhà trường thực chất trong giáo dục nghề nghiệp
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải thích về mục tiêu chuyển hướng đào tạo nghề 70 % thực hành: “Muốn thực hiện được điều này, chúng ta ít nhất phải thực hiện song song 2 “nhà trường”. Một nhà trường với các giáo viên và giảng đường, phòng thực hành như hiện nay. Một nhà trường thứ hai cũng rất quan trọng chính là doanh nghiệp. Và mỗi doanh nghiệp phải là một trường nghề”.
Nếu thực hiện được mục tiêu này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam mới trở thành đào tạo kép và kỹ năng lao động Việt Nam sẽ là một nguồn nhân lực tốt, không đứng ngoài nhu cầu của doanh nghiệp.
Hoàng Mạnh
(Dân trí) - Đây là ý kiến của ông Nguyễn Gia Liêm - Cục Phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), trao đổi với PV Dân trí về tình hình đưa lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài nói chung và tại khu vực Châu Âu nói riêng.
Thứ sáu, 01/11/2019 - 08:24
Bà Trần Thị Ngọc Tuyến (Ninh Thuận) hỏi: Theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực tế làm việc có bao gồm thời gian nghỉ thai sản không?
Thứ sáu, 01/11/2019 - 06:01
Công ty chăn ga gối đệm nổi tiếng Malouf được nhận xét là một trong những nhà cung cấp phát triển nhanh nhất và sáng tạo nhất trong ngành dệt may gia đình.
Thứ năm, 31/10/2019 - 08:13
Có lẽ không nhiều người biết rằng tỷ phú Amacio Ortega, ông chủ hãng thời trang Zara, là người không học hết phổ thông...
Thứ năm, 31/10/2019 - 08:05
(Dân trí) - “Các doanh nghiệp nợ BHXH với tổng số tiền hơn 77 tỷ đồng trong thời gian dài, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của hơn 400 lao động và hàng ngàn lao động gián tiếp. Đây là lần cuối cùng liên ngành muốn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp trước khi thực hiện tiếp các quy định của Luật Hình sự”.
Thứ năm, 31/10/2019 - 07:45
Cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP nhưng chưa được hưởng chính sách thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét cho hưởng theo quy định.
Thứ năm, 31/10/2019 - 06:51
Khi một học sinh nữ là trẻ tự kỷ không chịu tập, N.T.T.D. (SN 1992) - giáo viên Tâm Việt, ném bóng liên tiếp, chỉ tay vào mặt em và hét lên: ‘Đùa với bố mày đấy à? Trong túi xách bao giờ cũng có dao đấy nhé’.
Thứ tư, 30/10/2019 - 11:50
(Dân trí) - “Ở cơ sở giáo dục trẻ không khuyết tật, các hành vi quát mắng và doạ dẫm trẻ đã không thể chấp nhận được. Việc vi phạm nhẹ thì xử lý hành chính và nặng thì có thể xử lý hình sự. Trong khi ở đây, các hành vi lại xẩy ra ở cơ sở giáo dục trẻ tự kỷ…”.
Thứ tư, 30/10/2019 - 11:46
Việc các CEO doanh nghiệp Mỹ được trả lương hàng chục triệu USD mỗi năm không phải là chuyện hiếm...
Thứ tư, 30/10/2019 - 08:45
Với nghề nuôi cá diêu hồng, cá Koi, nông dân Nguyễn Bá Luyện (ở tỉnh Bình Định) đã có tổng doanh thu hơn 2 tỷ đồng mỗi năm.
Thứ tư, 30/10/2019 - 08:04
(Dân trí) - “Di cư lao động không qua các kênh hợp thức khiến người lao động có nguy cơ nợ nần, bị mua bán và cưỡng bức lao động, hạn chế khả năng tiếp cận hỗ trợ và công lý khi ở nước ngoài” - ông Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho biết.
Thứ tư, 30/10/2019 - 07:56
Bà Nguyễn Thị Thu Hòa làm việc tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Bà nghỉ phép năm tại tỉnh Hải Dương trùng với ngày nghỉ Tết nguyên đán. Phương tiện chiều đi và chiều về bằng đường sắt.
Thứ tư, 30/10/2019 - 07:25
Từng là một kỹ sư làm việc trong một công ty xây dựng lớn, anh Trần Văn Cấp (30 tuổi) ở xóm 17, xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) vẫn quyết định về quê gây dựng mô hình trồng nấm sạch, mỗi năm mang về doanh thu gần nửa tỷ đồng.
Thứ ba, 29/10/2019 - 08:20
(Dân trí) - Tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 đang diễn ra, Chính phủ đã đề xuất việc tăng lương cơ sở năm 2020 từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng, áp dụng từ ngày 1/7/2020. Nếu đề xuất này được thông qua, mức tiền lương tối đa tính đóng BHXH của công chức, viên chức sẽ lên tới 32 triệu đồng.
Thứ ba, 29/10/2019 - 08:00
Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới, phần lớn là nhờ sự kiên cường, đoàn kết, thái độ nghiêm túc, chăm chỉ trong công việc của người dân nước này.
Thứ ba, 29/10/2019 - 07:28
(Dân trí) - “Với thời giờ làm việc tiêu chuẩn là 48 giờ/tuần, doanh nghiệp vẫn phải tổ chức làm thêm giờ mới có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn “lách” Luật, làm thêm quá số giờ quy định do giới hạn làm thêm giờ ở Việt Nam đang quá khắt khe…”
Thứ ba, 29/10/2019 - 06:03
Ông Trần Minh hỏi: Thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định về BHTN được hiểu như thế nào? Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày, chế độ thai sản là thời gian không tham gia BHTN thì có được xem là thời gian đã đóng BHTN không?
Thứ ba, 29/10/2019 - 06:03
(Dân trí) - "Nếu như giờ làm giảm, giảm cả giờ làm thêm thì chỉ bảo vệ những người lao động lười biếng và khuyến khích sự lười biếng nhiều hơn chứ không tăng phúc lợi cho người dân và người lao động", Tiến sĩ Cung nói.
Thứ hai, 28/10/2019 - 04:01
(Dân trí) - Bảo hiểm xã hội VN vừa gửi đề xuất về các giải pháp nhằm tăng đối tượng tham gia BHXH. Trong đó có đề xuất thay đổi nhận thức về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và rà soát nhằm tích hợp các chính sách an sinh xã hội nhằm xây dựng các gói BHXH linh hoạt.
Thứ hai, 28/10/2019 - 12:00
Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty Luật TNHH ACS Legal Việt Nam (TPHCM) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về việc thực hiện các thủ tục về BHXH trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp.
Thứ hai, 28/10/2019 - 08:08
Tỷ lệ sinh giảm kéo theo áp lực đối với hệ thống lương hưu cũng như quỹ phúc lợi xã hội buộc Đức phải tăng dần tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67, thậm chí có thể lên tới 69 tuổi. Tuy nhiên, đề xuất tăng tuổi hưu lên 69 tuổi đang vấp phải những phản ứng trái chiều khi cho rằng đó là một tính toán sai lầm.
Thứ hai, 28/10/2019 - 07:57
Với nghị lực phi thường, chị Huế trở thành vận động viên xuất sắc, đạt 120 huy chương vàng và hiện làm chủ xưởng gỗ nội thất ở Quảng Trị.
Thứ hai, 28/10/2019 - 07:10
Tại nhiều trang trại nông nghiệp ở Tây Ban Nha, nơi được coi là vựa nông nghiệp của toàn châu Âu, nhiều lao động nhập cư trái phép phải sống cuộc sống như nô lệ.
Thứ hai, 28/10/2019 - 06:03
Với lực lượng lao động dư thừa ở mức thấp và lao động kỹ năng thiếu hụt nghiêm trọng, các công ty ở Mỹ đang đứng trước bài toán cần sáng tạo hơn trong việc tìm kiếm các ứng viên tài năng.
Thứ hai, 28/10/2019 - 06:02