Tin tức về chủ đề "xây dựng luật"
xây dựng luật | Dân trí - Trang tổng hợp tin tức, hình ảnh, video clip, bình luận, đánh giá mới nhất, cập nhật đầy đủ nhất 24h liên quan đến chủ đề xây dựng luật
-
Thủ tướng hoan nghênh tinh thần theo đuổi khi làm luật chống tác hại rượu bia
(Dân trí) - Ngày 5/8, chủ trì phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu từng Bộ trưởng khi được giao chủ trì dự án luật phải đề cao trách nhiệm, theo sát đến cùng, như bài học Bộ Y tế đã bảo vệ luật phòng chống tác hại của rượu bia vừa qua. -
“Xây dựng luật vì hơn 20 triệu dân cần dịch vụ công tác xã hội”
(Dân trí) - “Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, cả nước có tới 25 % dân số, tương đương hơn 20 triệu người, cần sử dụng ngay các dịch vụ công tác xã hội. Nhu cầu sẽ phát triển trong thời gian tới. Vì vậy, chúng ta cần tính tới việc xây dựng bộ luật về lĩnh vực công tác xã hội”. -
Tổng LĐLĐ VN đề nghị tạm lùi sửa Luật công đoàn
(Dân trí) - “Luật Công đoàn 2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, qua 5 năm thi hành, đã phát huy tác dụng, điều chỉnh các quan hệ xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; chưa phát sinh bất cập, mâu thuẫn cần phải sửa đổi”. -
“Luật Biểu tình đặt ra từ lâu nhưng lại chưa xây dựng”
(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa bám sát vào biến động của thực tiễn để xây dựng luật cho phù hợp. Nhiều đạo luật như Luật Biểu tình là vấn đề bức xúc đặt ra từ lâu nhưng lại chưa xây dựng, chưa có lộ trình giải quyết theo trật tự ưu tiên. -
Tổng LĐLĐ VN: Nâng tuổi hưu khó có thể “cào bằng”
(Dân trí) - Nêu quan điểm về đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về điều chỉnh tuổi hưu, ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ VN) - cho rằng cần có sự phân tách việc tăng tuổi hưu theo các nhóm ngành, nghề. Tránh việc “cào bằng” tăng tuổi hưu đồng đều cho người lao động. -
Hội đồng trường đại học tự bầu hiệu trưởng
(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, dự thảo đề xuất các vấn đề về cơ cấu tổ chức của ĐH và các phương án công nhận hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. -
Luật Biểu tình: Chương trình làm luật năm sau vẫn chưa có tên
(Dân trí) - Chiều 8/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Theo đó, trong năm tới, Quốc hội sẽ thông qua 21 dự án luật nhưng vẫn không có tên luật Biểu tình, luật về Hội… -
Lùi hạn trình điều chỉnh tuổi hưu và giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
(Dân trí) - Theo Bộ LĐ-TB&XH, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và Nghị quyết điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động đã được Quốc hội đưa ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. -
Không có luật tốt, nếu người làm luật có tư duy "đứng trên", "thọc tay" vào thị trường
(Dân trí) - “Với cách làm luật như hiện nay, muôn thuở Việt Nam không có được một đạo luật tốt. Các Bộ quá chú ý lợi ích của mình. Những người tham gia xây dựng luật đều là những người hoặc là rất mơ hồ, hoặc không biết gì về lĩnh vực đó”, GS. TS. Lê Hồng Hạnh, Nguyên Viện trưởng Viện Pháp lý nhận định trong buổi hội thảo Bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp năm 2013 vào sáng nay (16/3). -
Hiến máu bắt buộc chỉ là giả định!
(Dân trí) - Chia sẻ với báo chí trước thông tin Bộ Y tế đề xuất hiến máu bắt buộc mỗi năm một lần, ông Nguyễn Huy Quang khẳng định trong dự thảo Bộ Y tế chưa đề cập gì đến đề xuất công dân bắt buộc hiến máu năm 1 lần. Đây chỉ là giả định để cho thấy hiến máu tình nguyện là tối ưu. -
Rút Luật Biểu tình khỏi chương trình xây dựng luật 2 năm tới
(Dân trí) - Chiều 29/7, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội thống nhất rút khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 dự án luật Biểu tình. Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục khẩn trương chuẩn bị luật này để đưa vào chương trình lập pháp khi đủ điều kiện. -
“Nhà nước còn nợ nhân dân Luật Biểu tình”
(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) khẳng định chưa có Luật Biểu tình là nhà nước còn nợ nhân dân, bởi quyền này đã được hiến định trong Hiến pháp 2013. Việc tiếp tục hạn chế quyền con người, trong đó có quyền biểu tình bằng văn bản dưới luật như hiện nay là trái với Hiến pháp. -
Phạt tù đối với hành vi ngoại tình là điều không dễ xử lý
Phạt tù đối với hành vi ngoại tình dẫn đến một trong các bên phải ly hôn, thực ra các nước trên thế giới đã bỏ quy định này từ rất lâu, quy định này thực tế là không phù hợp, có gì đó ảnh hưởng đến quyền con người. Vì vậy, dù áp dụng trên thực tế nhưng cũng sẽ vấp phải sự phản đối từ dư luận -
Chưa trình dự Luật Biểu tình đã xin lùi là thiếu nghiêm túc
(Dân trí) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Thường vụ Quốc hội không đồng ý với việc lùi dự án Luật Biểu tình bởi: “Chính phủ chưa trình dự luật này ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chúng tôi đã biết nội dung như thế nào đâu mà bảo là cho lùi? Tôi cho rằng như vậy là việc làm thiếu nghiêm túc”. -
Việt Nam đã sản xuất được thuốc chữa ung thư, thuốc dùng trong ghép tạng
(Dân trí) - Sản xuất thuốc trong nước tăng trưởng bình quân trên 15%; đáp ứng được 234/314 hoạt chất trong Danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam. Nhóm thuốc sản xuất trong nước chứa khoảng 500 hoạt chất với đầy đủ 17 nhóm tác dụng dược lý, trong đó có cả các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép.... -
“Số lượng văn bản quy định chi tiết còn nợ đọng rất lớn”
(Dân trí) - Đó là nhận định của Bộ Tư pháp trong văn bản vừa gửi Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong quý III và nhiệm vụ quý IV/2015. -
Luật Biểu tình lại lùi cho Quốc hội… khóa tới?
(Dân trí) - Trình xin ý kiến Quốc hội về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2015 và chương trình năm 2016 sáng 21/5, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đề xuất lùi lịch làm luật Biểu tình sang cho Quốc hội khóa XIV.