Giữ ngọn lửa đam mê, truyền cảm hứng
Ở tuổi "xế chiều", nghệ sĩ Lê Thái Sơn vẫn say mê với những cây sáo, cây tiêu. Suốt cuộc trò chuyện, bằng cây sáo, tiêu của mình ông đưa chúng tôi đi hết những giai điệu từ vùng núi đến đồng bằng, từ miền Bắc đến miền Nam. Mỗi vùng miền lại mang một nét đặc trưng riêng, mang đậm bản sắc dân tộc.
Khi hỏi về mục đích nào thôi thúc ông mở lớp học dạy sáo, tiêu miễn phí, ông chia sẻ: “Cây sáo đã trở thành một phần trong con người tôi, nó đã sát cánh cùng tôi bôn ba khắp mọi nẻo đường Tổ quốc. Vì vậy, tôi muốn mở lớp để thỏa niềm đam mê của mình và hơn hết là truyền thụ những kiến thức mình đã được học cho những người muốn tìm hiểu đến loại nhạc cụ truyền thống này”.
Ông quan niệm: “Cuộc đời mỗi người là hữu hạn, mình hiểu biết một lĩnh vực nào đó mà chỉ chăm chăm giữ cho mình thì cuộc đời cũng trở nên thật vô nghĩa. Cho đi là nhận lại niềm vui”.
Chính vì xuất phát từ tấm lòng đó mà đến nay, lớp học của ông đã duy trì hơn 7 năm với số lượng học viên lên tới 300 người. Trong đó, có nhiều học viên đã thành đạt trên con đường nghệ thuật như chị Nguyễn Thị Trang - giảng viên khoa sáo trúc trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội, anh Bùi Công Thơm - đạt giải Nhì cuộc thi độc tấu sáo toàn quốc 2008, anh Nguyễn Xuân Trung - diễn viên nhà hát ca múa nhạc Việt Nam.
Ngoài ra, có anh Nguyễn Việt Hồng người ở Nam Đàn, Nghệ An đã tìm đến lớp thầy Sơn rồi ứng dụng thành công vào lĩnh vực kiến trúc, anh đã thiết kế tổ điện nhà máy thủy điện nguyên tử Việt Nam hình dáng cây sáo và những âm thanh. Mô hình này đã cấp bằng sáng tạo vào năm 2000.
Qua bao thế hệ, ông Sơn vẫn dõi theo hành trình của học trò mình với bao niềm tự hào khi nhắc đến: “Thành công của các em chính là niềm hãnh diện và động lực để tôi tiếp tục công việc giảng dạy”, ông nói.
Học sáo đi đôi với luyện tập sức khỏe
Lớp học của nghệ sĩ Lê Thái Sơn bắt đầu đều đặn vào mỗi chiều từ 3 giờ đến 5 giờ. “Có hôm thầy và trò mải miết thì đến 6, 7 giờ mới tan”, ông chia sẻ.
Vào ngày thường, lớp học chủ yếu là dành cho những người lớn tuổi, những người đã về hưu. Còn cuối tuần, lớp học lại thu hút rất nhiều các em học sinh, bé nhất là các em lớp 1 tham gia. Tất cả đều được hướng dẫn bài bản theo giáo trình mà nghệ sĩ Lê Thái Sơn tự biên soạn dựa trên kiến thức ông đã được học chuyên nghiệp ở trường Lý luận nghiệp vụ Bộ Văn hóa (nay là trường Đại học Văn hóa). Hơn 51 năm ông theo đuổi, nghiên cứu về nhạc cụ sáo tiêu, bộ giáo trình đã được tinh lược ngắn gọn, dế hiểu. Hầu hết các bài trong sách đều là những bài ca trù, hát ru của Việt Nam.
Ông trải lòng, trong quá trình dạy học khó khăn lớn nhất đó là có những người không có năng khiếu, chưa biết gì về nhạc lý vì vậy đòi hỏi phải mất nhiều thời gian dạy họ làm quen với các nốt nhạc, cách cầm sáo... Bên cạnh đó, với những người cao tuổi, hơi thổi không khỏe, tay bấm không chuyển nhanh được các nốt nên cũng phải dành nhiều thời gian dạy họ thanh nhạc song song với rèn luyện thể lực. Nhưng rồi tất cả chỉ cần có niềm hăng say, chăm chỉ học tập thì ông đều tận tình hướng dẫn cho đến khi thuần thục mới thôi.
Em Đinh Trần Minh Đức hào hứng chia sẻ: “Con đã học lớp thầy được gần 3 tháng. Buổi đầu tiên thầy tặng cho con cây sáo do chính tay thầy làm ra để cho con học. Đến nay con đã có thể thổi được bài “Đội kèn tí hon” và “Con chim vành khuyên". Thầy dạy học rất nhiệt tình vì vậy con luôn mong chờ đến ngày nghỉ để được qua học với thầy”.
Nhìn cách thầy ân cần, tỉ mỉ uốn nắn từng chút từ tư thế ngồi thẳng lưng, dáng tay cầm sáo sao cho đúng, rồi đến cách đập chân theo nhịp cho từng học viên cũng đủ hiểu được vì sao học trò ở đây lại yêu quý thầy và chăm chỉ đi học đến vậy.
Em Thái Nguyễn Nhật Hạ nhà ở Đồng Mai, cách lớp học thầy Sơn gần 15km nhưng trong suốt 2 năm đến nay, em vẫn kiên trì đến lớp học đều đặn, em chia sẻ: “Em rất thích học thổi sáo nhưng em chỉ biết đọc các nốt nhạc. Sau đó, em đã tự mày mò trên mạng và tìm được đến lớp thầy Sơn. Những ngày đầu đi học, thầy đã chỉ cho em cách ghi nhớ nốt nhạc nhanh. Ngoài ra, thầy còn dạy em cách luyện ngón, làm quen sáo 10 lỗ. Nhờ cách dạy dễ hiểu, tận tình của thầy đã giúp em có thể thổi được nhiều bài hát và tình yêu trong em đối với sáo ngày càng lớn hơn. Sau này em muốn dùng tiếng sáo để trình diễn khắp năm châu cho bạn bè quốc tế được biết đến loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình”.
Học sáo cũng chính là một cách trau dồi thể lực. Nghệ sĩ Lê Thái Sơn nói: “Muốn thổi được sáo hay thì phải chăm rèn luyện thể lực. Có sức khỏe thì mới có nhiều hơi để thổi”. Do vậy, ông luôn luôn nhắc nhở các học viên của mình phải tập thể dục mỗi ngày và sắp xếp thời gian học sáo khoa học. Trong quyển giáo trình dạy học, ông cũng không quên kèm ở mỗi cuối trang sách với những dòng chữ: “Luyện tập thổi sáo thường xuyên cũng như luyện tập yoga, thể dục thể thao”, “học sáo sau khi ăn 30 phút”.
Bác Đỗ Thanh Đường (70 tuổi, phường La Khê, Hà Đông) đã học ở đây hơn 3 tháng tâm sự: “Tôi tuổi già, sức thổi yếu nên có những hôm tới lớp, thầy Sơn trải thảm để chúng tôi tập chân đánh nhịp kết hợp với thể dục tay cho dẻo dai. Sau đó mới đi vào học nhạc. Thầy cẩn thận dặn dò chúng tôi giờ giấc tập luyện thường xuyên, sau khi ăn 30 phút thì mới được tập. Từ ngày học sáo, tinh thần tôi trở nên phấn chấn hơn, cơ thể cảm thấy khỏe khoắn, giấc ngủ được sâu hơn”.
Bác Đỗ Thanh Đường (bên phải) tranh thủ qua lớp học.
Ở khu phố này ai cũng quý mến nghệ sĩ Lê Thái Sơn, nhà nào có con đều tin tưởng gửi con đến nhờ ông dạy sáo, tiêu. Ông cũng chưa từng đòi hỏi bất cứ thứ vật chất gì, lúc nào cũng vui vẻ, niềm nở đón nhận các em nhỏ vì với ông “Cuộc sống là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình”. Trong tương lai, ông có dự định sẽ đi Nha Trang và tiếp tục lớp dạy học miễn phí sáo tiêu cho mọi người.
Ông bảo “Tham vọng lớn nhất của tôi là được đi nhiều nơi để mở thật nhiều lớp học cho nhiều người có cơ hội học sáo, tiêu. Đây cũng là cách để gìn giữ, bảo tồn tinh hóa văn hóa Việt đến muôn đời sau”.
Nghệ sỹ Lê Thái Sơn sinh năm 1949 ở làng Chuông, Phương Trung, Thanh Oai, Hà Tây xưa (nay là Hà Nội). Từ nhỏ, Lê Thái Sơn đã say mê những âm thanh từ các loại nhạc cụ tre, trúc. Ông tốt nghiệp trường Lý luận và nghiệp vụ thuộc Bộ Văn hóa năm 1970 và có 5 năm công tác ở phòng Văn hóa sông Mã, tỉnh Sơn La. Sau đó ông trở về Hà Nội học tiếp Đại học Văn hóa và gắn bó với công tác văn hóa quần chúng và giảng dạy âm nhạc Thủ đô.
Huyền Trang
Chuyện cô giáo phạt học sinh lớp 3 súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng khiến bất cứ ai cũng phải giật mình, đặt ra vấn đề về đạo đức của người thầy.
Thứ hai, 09/04/2018 - 09:50
Hoa khôi Đại học Hạ Long được UBND tỉnh Quảng Ninh chọn làm gương mặt đại diện cho Năm Du lịch Quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh. Không chỉ hoàn thành vai trò gương mặt đại diện cho tỉnh nhà, cô còn nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành gương mặt tiêu biểu cho sinh viên Trường Đại học Hạ Long.
Thứ hai, 09/04/2018 - 09:20
(Dân trí) - GS.TS Bùi Văn Ga, Phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, cho biết, trong quyết định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư sửa đổi sắp tới sẽ yêu cầu các cơ sở giáo dục công bố hồ sơ ứng viên trên mạng.
Thứ hai, 09/04/2018 - 08:28
(Dân trí) - Đâu đó giữa “xa lộ số” đầy ắp thông tin, bạn vô tình đọc được một câu chuyện về những người trẻ, sau khi tốt nghiệp cao đẳng đại học, thậm chí khi đang có vị trí việc làm và thu nhập ổn định, đã quay trở về quê hương nơi mình sinh ra, gắn bó với mảnh vườn ruộng đồng của gia đình.
Thứ hai, 09/04/2018 - 07:17
(Dân trí) - Hiện là sinh viên năm cuối khoa Sư phạm Tiểu học Trường Đại học Quảng Bình, Đinh Đường sắp trở thành một thầy giáo với bao đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Thế nhưng ít ai biết rằng, chàng trai người Ma Coong này từng suýt là nạn nhân của hủ tục “mẹ chết chôn con theo”, một hủ tục ở nhiều bản làng vùng biên của tỉnh Quảng Bình.
Thứ hai, 09/04/2018 - 05:03
(Dân trí) - PGS-TS Nguyễn Minh Hà, phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết kỳ tuyển sinh năm 2018 nhà trường tuyển tổng cộng 3.700 chỉ tiêu, trong đó có 2.990 chỉ tiêu chương trình đại trà và 710 chỉ tiêu chương trình chất lượng cao.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 09:15
(Dân trí) - Năm 2018, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM xét tuyển theo hai phương thức, trong đó xét theo điểm thi THPT quốc gia năm 2018 theo tổ hợp các môn tương ứng với các ngành điều kiện nhận đăng ký xét tuyển từ 15 điểm trở lên.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 05:44
(Dân trí) - Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố cách thức tuyển sinh lớp 10 năm 2018- 2019. Đồng thời, công bố phương án tuyển sinh năm 2019 - 2020 theo hướng có thêm bài thi tổ hợp bên cạnh thi Toán, Văn như trước đây.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 01:47
(Dân trí) - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh vào các trường mầm non đến lớp 6 trên địa bàn. Theo đó, tuyển sinh vào trường mầm non và lớp 1 giữ nguyên như mọi năm. Riêng lớp 6, một số trường sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực bằng bài thi tổ hợp.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 01:06
(Dân trí) - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, nguyên nhân dẫn tới trường hợp cá biệt giáo viên vi phạm đạo đức vừa qua là trong chương trình, quá trình đào tạo giáo viên hiện nay vẫn còn để “trống” mảng đào tạo về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên; giáo viên không được bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp sư phạm, năng lực chuyên môn...
Chủ nhật, 08/04/2018 - 10:20
(Dân trí) - Do nghi ngờ em L. và chồng mình có quan hệ tình cảm, Dung đã rủ thêm em chồng đến đánh đập, lột đồ nữ sinh lớp 11. Sau khi sự việc xảy ra, Dung và người em chồng đã nhận thức hành vi đó là vi phạm pháp luật nên đã đứng trước trường xin lỗi em L. cùng toàn trường.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 10:03
(Dân trí) - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa vừa có công văn hướng dẫn về việc tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) chuyên Lam Sơn năm học 2018 - 2019. Năm học 2018-2019, trường THPT chuyên Lam Sơn được tuyển sinh 11 lớp với 385 học sinh.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 10:00
(Dân trí) - “Sau 2 năm học ở Ngoại thương tôi lại không muốn làm kinh tế nữa. Đến năm thứ 4 tôi lại thấy bắt đầu hợp với những việc liên quan đến xã hội, cơ duyên được cộng tác báo và đi viết báo", viện sĩ Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Nguyễn Khắc Giang chia sẻ.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 07:07
(Dân trí) - Năm nay con trai tôi chuẩn bị vào lớp 6 gần nhà. Khỏi phải nói tôi mừng thế nào. Ngôi trường gần nhà tôi còn hạn chế về cơ sở vật chât. Thế nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng yên tâm khi con học tại đây.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 05:03
(Dân trí) - Nhiều năm qua, giáo viên ở nhiều trường thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) rất bức xúc khi nhiều giáo viên một số trường được điều chuyển công tác về Phòng GD&ĐT. Điều đáng nói, các giáo viên này lại nhận lương tại trường học.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 02:03
(Dân trí) - Trong hồ sơ xin học bổng Chính phủ, ứng viên không nên khai khống thông tin, cường điệu, tâng bốc bản thân hay đề cập đến các vấn đề nhạy cảm, dễ gây tranh cãi như tôn giáo, chính trị... Sự chân thành, đam mê chính là yếu tố mà ban giám khảo cần thấy trong hồ sơ.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 12:10
(Dân trí) - Đó là nhận xét của TS Đặng Văn Sơn (Trung tâm Nano và Năng lượng, ĐH KHTN- ĐHQG Hà Nội) tại hội thảo “Ứng dụng KHCN vào công tác quản lý dạy học trong thời kì hội nhập quốc tế”, do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức trong khuôn khổ “Ngày hội CNTT thành phố lần thứ 4”.
Chủ nhật, 08/04/2018 - 12:09
(Dân trí) - Mấy ngày qua, nhiều người ở thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) rất bức xúc trước việc Hiệu trưởng trường THCS&THPT Trần Đề bắt phạt học sinh đứng mấy tiếng đồng hồ trước hành lang lớp học.
Thứ bảy, 07/04/2018 - 06:03
(Dân trí) - Theo công bố tuyển sinh chính thức của trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM), năm 2018 trường áp dụng 4 phương thức tuyển sinh. Ngoài ra, lần đầu tiên trường tuyển ngành Bảo dưỡng Công nghiệp bậc đại học.
Thứ bảy, 07/04/2018 - 03:59
(Dân trí) - Trong chuyến đi ngoại khóa cùng toàn trường, cháu N. (học sinh lớp 6C Trường THCS Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) bất ngờ ngã xuống và tử vong.
Thứ bảy, 07/04/2018 - 11:27
(Dân trí) - Vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản kiến nghị chuyển hồ sơ về những sai phạm trong công tác thu chi tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pưh sang cơ quan điều tra.
Thứ bảy, 07/04/2018 - 10:18
Bước qua một năm học vô cùng căng thẳng, mùa hè lại mở ra cho trẻ những cơ hội được tiếp cận với những sân chơi mới. Nhờ đó, trẻ có thể phát huy hết tiềm năng cả thể chất và tinh thần của bản thân để có thêm những hành trang quý báu.
Thứ bảy, 07/04/2018 - 10:00
(Dân trí) - Ngành giáo dục phản ứng chậm với vụ việc cô giáo lên lớp không giảng bài suốt nhiều tháng, dẫn đến ảnh hưởng không tốt. Lãnh đạo UBND TPHCM đề nghị, với những việc cấp bách, ráo riết thì phải làm việc đến 9 - 10 giờ tối chứ không thể chờ đến thứ 7, chủ nhật.
Thứ bảy, 07/04/2018 - 08:42
(Dân trí) - Bản thân là giáo viên dạy Văn bậc THCS, tôi khẳng định kỳ thi học sinh giỏi là sân chơi bổ ích cho cả thầy và trò, tất nhiên là phải cởi trói nó thoát khỏi áp lực thành tích.
Thứ bảy, 07/04/2018 - 07:09