Quảng Nam:
Toàn ăn đồ khô
Sau Tết, lên vùng cao huyện Nam Trà My, đến những điểm trường chênh vênh trên những ngọn núi cao, trò chuyện với các giáo viên ở đây nhưng chúng tôi cũng không thể diễn tả hết những vất vả mà các thầy cô ở vùng cao này đã và đang trải qua.
Một điểm trường nằm trên đồi ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My
Giáo viên vùng cao đã vất vả, mà giáo viên “hợp đồng” ở vùng cao càng vất vả gấp chục lần. Nếu giáo viên có “biên chế” thì cuộc sống đỡ hơn chút đỉnh, còn giáo viên “hợp đồng” thì giật gấu vá vai cũng không cách nào có thể đủ trang trải sinh hoạt cho cuộc sống của bản thân, chưa nói đến lo cho gia đình.
Trò chuyện với chúng tôi, hầu hết các cô đều không muốn đưa tên thật của mình vì ngại, sợ “nổi tiếng”... Tuy nhiên cũng có cô cũng sẵn sàng công khai tên thật của mình.
Cô H., một giáo viên dạy tại một điểm trường ở thôn 4 thuộc trường tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập, Nam Trà My chia sẻ với chúng tôi rất nhiều về chuyện giáo viên “hợp đồng”. Bản thân cô H. là một giáo viên hợp đồng từ năm 2015. Lúc cô mới lên, lương chỉ được 2,8 triệu đồng/tháng. Đến nay đã tăng lên được 3,8 triệu đồng/tháng.
Cô hiện đang mang bầu và gần đến ngày sinh, cũng vì khó khăn nên cô phải xin nghỉ sớm để về quê ở huyện Thăng Bình nghỉ ngơi và sinh nở. Cô chia sẻ: “Khó khăn thì nhiều lắm, không kể hết đâu. Giáo viên leo núi đứng điểm thôn rất xa, đi bộ leo núi hơn 2 tiếng mới đến nơi dạy. Đồng lương hạn hẹp nên ăn uống, chi tiêu rất tiết kiệm; toàn ăn đồ khô với mua ít cá hoặc thịt lên kho mặn để ăn cả tuần”.
Cô cũng chia sẻ rất nhớ nhà nhưng cũng khó về thường xuyên được nên cứ vài tháng mới về thăm nhà một lần. Lý do đơn giản chỉ vì không có tiền và đường xa, khoảng cách từ điểm trường cô dạy chạy về nhà bằng xe máy hơn 100 cây số.
“Giáo viên vùng cao nhiều cái thiệt thòi lắm. Ngày nghỉ không thể trọn vẹn như dưới xuôi được vì phải tranh thủ lên sớm cho kịp hôm sau đi dạy. Nhiều cô có con nhỏ đem theo lên trên này ở, lỡ con đau phải đợi xe về tới dưới Tam Kỳ để khám. Có bầu thì không dám đi lại. Lỡ có bị gì cũng phải về dưới Tam Kỳ mới khám được”, cô H. nói.
Bản thân cô cũng xa gia đình, xa chồng để đi dạy. Như cô, lúc mới cưới nhưng chồng đi làm một nơi, vợ đi làm một nẻo; 2-3 tháng, có khi nửa năm mới về gặp nhau được.
Cô H. đang dạy là “hợp đồng huyện”, nghĩa là huyện trả lương cho cô nhưng cô nghe nói vài ngày nữa chuyển qua “hợp đồng trường” nên các cô càng hoang mang hơn. Nhiều giáo viên hợp đồng có ý định bỏ việc.
“Vì công việc, vì được “hợp đồng huyện” nên em nghỉ sẽ ổn định nên cố gắng. Với lại ở miết cũng có tình cảm với nơi mình dạy và ở, tình cảm với người dân và học sinh, học sinh không có gì ăn thì khi nào lên đi dạy cũng đem theo ít bánh kẹo lên làm quà, tuy khó khăn nhưng cũng vui. Nay nghe nói chuyển hợp đồng nên nhiều giáo viên rất nản. Tháng 6 này thi biên chế ở tỉnh nhưng cũng mong manh…”, cô H. chia sẻ.
Điểm trường Tăk Nầm thuộc trường Tiểu học Trà Don, xã Trà Don, huyện Nam Trà My
Đối với Phòng Giáo dục và huyện cũng rất tạo điều kiện để những giáo viên hợp đồng lâu năm như cô H. được vào biên chế, ổn định cuộc sống và đỡ khó khăn hơn nhưng giờ biên chế đang muốn tinh giản, các giáo viên “hợp đồng” càng tâm tư hơn.
Chúng tôi gặp cô Nguyễn Thị Thảo, phụ trách điểm trường Tăk Nầm thuộc trường tiểu học Trà Don, xã Trà Don. Cô Thảo một mình đứng 2 lớp ghép 1 và 2 chỉ với 9 học sinh. Hôm chúng tôi đến, 2 lớp này vắng hết 4 em vì ốm đau, chỉ còn lại 5 em mà trong đó có 1 em bị khiếm khuyết về thần kinh, gia đình đưa con đến trường chỉ để hòa nhập với cộng đồng.
Cô Thảo phụ trách điểm trường với 9 em học sinh 2 lớp ghép 1 và 2. Nhưng hôm chúng tôi đến, lớp chỉ có 5 em
Cô Thảo cho biết, nhà ở huyện Bắc Trà My, cô được cử tuyển đi học rồi về dạy đã được 2 năm và vẫn đang “hợp đồng” với mức lương chỉ 3,5 triệu đồng mỗi tháng. Cô cho biết, chồng cô trước đây làm ở tận huyện Phước Sơn, cách xa cả trăm cây số. Trước tết, chồng cô xin nghỉ ở đó về huyện Nam Trà My xin việc để gần vợ.
Tuy nhiên, từ khi chuyển về huyện này, chồng cô thất nghiệp, xin vài chỗ nhưng chưa nơi nào nhận. Cô thuê căn phòng trọ giá 400 ngàn đồng ở trung tâm huyện để ở, hàng ngày cô chạy xe máy từ phòng trọ lên hơn 20 phút đến điểm trường. Ngày nào dạy 1 buổi thì trưa về, còn ngày nào dạy 2 buổi thì cô đùm cơm theo ăn.
Cô Thảo hiện cũng đang mang bầu, khó khăn chồng chất khi chồng không có việc làm, đồng lương ít ỏi không đủ trang trải cho hai vợ chồng. Đến tháng 6 này, tỉnh tổ chức thi biên chế cho giáo viên nhưng lúc đó cô đã sinh nên cơ hội để được vào biên chế ngày càng trở nên xa vời.
Cô Thảo mong ước chỉ mong được vào biên chế để ổn định cuộc sống, tiếp tục cống hiến, tiếp tục đưa con chữ đến với con em đồng bào Xê-đăng ở huyện vùng cao Nam Trà My này.
Còn nữa…
Kì sau: Lãnh đạo các trường và ngành giáo dục nói về “giáo viên hợp đồng”
Công Bính
(Dân trí) - Thời gian gần đây, đứng trước ngưỡng cửa kỳ thi Đại học, nhiều học sinh và các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu ngành nào trong tương lai không bị “cơn bão” Robot trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) thay thế. Trong bài viết này, sẽ giúp học sinh và các phụ huynh rõ hơn một ngành mới có liên quan đến Công nghệ thông tin (CNTT) phù hợp với CMCN 4.0
Thứ ba, 05/03/2019 - 12:01
(Dân trí) - Chương trình đào tạo song ngữ là một trong những giải pháp đào tạo nhân lực hiệu quả đang được áp dụng phổ biến, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Thứ ba, 05/03/2019 - 12:00
(Dân trí) - Mới đây, một loạt tin nhắn được cho là của một thầy giáo có nội dung tình cảm quá mức với một nữ sinh tại một trường THPT ở tỉnh Thái Bình đã gây xôn xao dư luận. Sau khi xuất hiện thông tin trên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình đã có văn bản yêu cầu trường này giải trình, báo cáo sự việc.
Thứ ba, 05/03/2019 - 11:30
(Dân trí) - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương cho biết, sức khỏe của 44 học sinh của Trường Tiểu học xã Bắc An (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) phải nhập viện do ăn nhầm bột thông bồn cầu hiện đã ổn định, không đe dọa đến tính mạng.
Thứ ba, 05/03/2019 - 11:22
(Dân trí) - Thời điểm sau Tết Nguyên đán cũng là lúc các trung tâm, phụ huynh tăng tốc "thúc" con trẻ trong việc ôn luyện vào Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa - ngôi trường duy nhất tại TPHCM được tuyển sinh khảo sát đầu vào lớp 6 này.
Thứ ba, 05/03/2019 - 10:09
(Dân trí) - Mặc dù Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã nhiều lần chỉ đạo, nhưng một số đơn vị trường học vẫn tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi chưa đúng quy định. Theo Giám đốc Sở GD&ĐT, nếu đơn vị, trường học nào để xảy ra sai phạm thì thủ trưởng phải chịu trách nhiệm.
Thứ ba, 05/03/2019 - 09:59
(Dân trí) - Cuộc thi “Việt Nam CISG Pre-Moot 2019” nhằm tạo “vườn ươm” tài năng – nơi phát triển và góp phần tạo ra thế hệ các thẩm phán, trọng tài viên, luật sư, chuyên gia có khả năng tham gia tranh tụng quốc tế, từ đó, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
Thứ ba, 05/03/2019 - 06:21
(Dân trí) - Thương các em học sinh nghèo phải bỏ học vì nhà xa, không có xe đạp đi đến trường, thầy Huỳnh Quang Sơn (giáo viên trường THCS Đinh Núp, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đã lặn lội tìm những chiếc xe đạp bỏ đi, sửa chữa thành mới và tặng cho các em học sinh nghèo làm phương tiện đến trường. Nhờ đó, mà trong 2 năm qua, ngôi trường này không còn học sinh bỏ học.
Thứ ba, 05/03/2019 - 03:18
(Dân trí) - Năm 2019, trường ĐH Kinh tế quốc dân tuyển 5650 chỉ tiêu, tăng 150 chỉ tiêu so với năm 2018. Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhà trường, thí sinh có học lực khá, có tổng điểm từ 20 trở lên (gồm cả điểm ưu tiên) mới có cơ hội trúng tuyển vào trường.
Thứ ba, 05/03/2019 - 02:43
(Dân trí) - 44 em học sinh của Trường Tiểu học xã Bắc An (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đã phải nhập viện cấp cứu vì nghi ăn phải bột thông bồn cầu trong giờ ra chơi.
Thứ hai, 04/03/2019 - 10:48
(Dân trí) - Chiều nay, trao đổi với PV Dân trí, Trung tá Nguyễn Việt Nguyễn - Phó Trưởng Công an huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) cho biết: Chiều nay 4/3, Công an huyện Việt Yên mời thầy giáo Dương Trọng Minh lên làm việc. Đồng thời Công an huyện đã cử 10 chiến sỹ xuống nhà 13 học sinh nữ lấy lời khai dưới sự giám hộ của các bậc cha mẹ để củng cố hồ sơ.
Thứ hai, 04/03/2019 - 06:58
(Dân trí) - Chiều 4/3, Bộ GD&ĐT có công văn khẩn, đề nghị xác minh báo cáo vụ thầy giáo bị nghi dâm ô hàng chục học sinh ở Trường tiểu học Tiên Sơn, Bắc Giang.
Thứ hai, 04/03/2019 - 03:02
(Dân trí) - Dư luận người dân xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đang xôn xao về thông tin thầy Dương Văn Minh - giáo viên chủ nhiệm lớp 5A trường tiểu học Tiên Sơn sau khi uống rượu ở nhà phụ huynh (có hội làng) đã có hành vi dâm ô hàng chục học sinh nữ.
Thứ hai, 04/03/2019 - 01:40
(Dân trí) - Theo hồ sơ mời thầu, trị giá gói thầu sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2020 là hơn 1.600 tỷ đồng. Do chưa tổ chức đấu thầu được nên tỉnh Nghệ An cho phép nhà cung ứng giai đoạn trước đó tiếp tục triển khai chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, 04/03/2019 - 01:36
(Dân trí) - Bộ GD - ĐT mới đây đã có công văn tuyển chọn các học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi THPT vào các đội dự tuyển Olympic khu vực và quốc tế năm 2019. Quảng Bình có 4 học sinh đã lọt vào danh sách này.
Thứ hai, 04/03/2019 - 12:51
(Dân trí) - Lao vào làm thêm, kiếm tiền, nhiều sinh viên quên mất nhiệm vụ chính của mình là hoàn thành nhiệm vụ học ở giảng đường, thậm chí có người mất luôn cơ hội tốt nghiệp.
Thứ hai, 04/03/2019 - 11:16
(Dân trí) - Thầy giáo trẻ Trịnh Phi Long (33 tuổi, ngụ xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đam mê nghệ thuật thư pháp từ lúc còn học cấp 2 trường làng. Đến nay, thầy Long đã sáng tạo ra sản phẩm tranh thư pháp trên lá sen sấy khô, rất độc đáo.
Thứ hai, 04/03/2019 - 10:08
(Dân trí) - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có công văn lưu ý về việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các môn văn hóa cấp thành phố năm học 2018 - 2019. Theo đó, cấm giáo viên dàn xếp, dàn dựng, dạy trước… với học sinh của lớp được phân công thực hiện tiết dự thi.
Thứ hai, 04/03/2019 - 10:05
(Dân trí) - Khi còn bé, Nguyễn Vũ Linh, cô học sinh học bổng trường UNIS Hà Nội thường giúp mẹ bán ngô nướng bên vỉa hè phố cổ Hà Nội để giúp gia đình tăng thêm thu nhập. Ước mơ của em là được đi học cấp 3 và học tiếp lên cao hơn nữa.
Thứ hai, 04/03/2019 - 10:00
(Dân trí) - Ngày 3/3, Bộ Tư pháp Hàn Quốc thông báo Chính phủ nước này bắt đầu chính thức thực thi việc siết chặt các quy định cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài đến du học tại các trường đại học trên cả nước, trong đó có sinh viên Việt Nam.
Thứ hai, 04/03/2019 - 07:43
(Dân trí) - “Ngày đi làm rẫy, chiều về nấu cơm cho con, tối đi học với chú bộ đội biên phòng, học xóa mù chữ”, đó là câu chuyện quen thuộc của đồng bào dân tộc tại xã biên giới Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) gần 1 năm nay.
Thứ hai, 04/03/2019 - 02:14
(Dân trí) - Nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển, An Toàn là xã vùng cao khó khăn nhất huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Song các thầy cô giáo, nhất là những giáo viên trẻ đã vượt mọi gian khổ, cống hiến tuổi trẻ quyết bám bản, gieo con chữ cho học sinh đồng bào nơi đây.
Thứ hai, 04/03/2019 - 12:57
(Dân trí) - Ngày nay, các bậc phụ huynh thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm môi trường học tập hoàn hảo cho con em mình. Theo đó, họ chạy theo các tiêu chí như: cơ sở vật chất hiện đại, chương trình song ngữ quốc tế, đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm… mà quên mất rằng, yếu tố đầu tiên để định nghĩa về sự hoàn hảo phải là môi trường ấy có đem đến hạnh phúc cho trẻ hay không.
Thứ hai, 04/03/2019 - 12:54
(Dân trí) - Ngày 2/3, Văn phòng Chương trình Khoa học Giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm các giải pháp đột phá phát triển nhân lực trình độ cao, chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Tọa đàm.
Chủ nhật, 03/03/2019 - 04:31