Tin tức về chủ đề "giáo dục vùng cao"
giáo dục vùng cao
-
Hạn chế tiếng Việt: Rào cản học tập của học sinh dân tộc thiểu số
(Dân trí) - Nâng cao trình độ tiếng Việt cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) là chìa khóa nền tảng giúp các em nắm vững được các môn học khác. Chính vì vậy, nhiều mô hình dạy và học thiết thực được triển khai nhằm giúp các em học sinh có thêm hứng thú, tìm hiểu về tiếng Việt. Qua đó, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. -
Vượt núi, đến từng nhà vận động học sinh đầu năm học mới
(Dân trí) - Bão kéo về, mưa không ngớt, nhưng các thầy cô vùng cao xã Krong (huyện Kbang, Gia Lai) vẫn đến từng nhà, tìm trên khắp nương rẫy để vận động học sinh đến lớp. Ở trường, hàng trăm học sinh cùng xắn tay với thầy giáo quét dọn khuôn viên trường để chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới. -
Nỗi nhọc nhằn của giáo viên khi vận động học sinh ra lớp sau Tết
(Dân trí) - Sau Tết Nguyên đán mỗi năm, sĩ số học sinh thường sụt giảm vì nhiều lý do khác nhau; vì vậy để đảm bảo sĩ số, nhiều thầy cô giáo ở miền núi Quảng Nam phải đến tận thôn, nóc và vào nhà dân để vận động phụ huynh đưa con đến trường. -
Giáo viên vùng cao chăm lo từng bữa ăn cho học trò nghèo
(Dân trí) - Chỉ với 12 ngàn đồng cho một suất ăn nhưng những bữa ăn của học sinh trường Tiểu học và THCS Ba Lế (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) luôn đầy đủ rau, thịt, cá. Không chỉ được ăn ngon, những trò nghèo ở huyện vùng cao Ba Tơ còn cảm nhận được tình thầy trò thiêng liêng qua sự chăm lo tận tình của thầy cô giáo. -
Gia Lai: Thừa cán bộ quản lý, thiếu giáo viên đứng lớp
(Dân trí) - Trong năm học 2018-2019, tỉnh Gia Lai đã thực hiện việc dồn lớp, sáp nhập các trường lại với nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và giảng dạy. Nhưng sau khi sáp nhập, một số trường dôi dư cán bộ quản lý, có những trường có 4-5 phó hiệu trưởng. Trong khi đó, các giáo viên mầm non, tiểu học đang thiếu trầm trọng. -
Quảng Ngãi: “Đốt đuốc” tìm cán bộ quản lý bậc học Mầm non
(Dân trí) - Nhiều năm qua, hàng loạt trường Mẫu giáo, Mầm non tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi rơi vào tình trạng thiếu cán bộ quản lý. Tình trạng này đã gây nhiều khó khăn cho nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục bậc Mầm non ở vùng cao. -
Cô giáo xin tiền xây trường cho học trò nghèo
(Dân trí) - Bên cạnh bàn học của mỗi học sinh trường Tiểu học Trà Nham đều treo đôi dép mới, các em bảo đó là "dép cô Hoa" và chỉ mang vào những dịp đặc biệt. Từ đôi dép mới đến những phòng học khang trang trị giá trên 1,8 tỷ đồng là những gì Hiệu trưởng Ngô Thị Hoa mang đến cho học trò nghèo Trà Nham qua 4 năm lặng lẽ "đi xin". -
Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai biểu dương sự hy sinh thầm lặng của các thầy cô giáo đỉnh BYầu
(Dân trí) - Sau khi báo chí phản ánh về hành trình gieo chữ của các giáo viên trên đỉnh BYầu, ông Dương Văn Trang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Võ Ngọc Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã đến thăm điểm trường BYầu và làm việc với hệ thống chính trị làng BYầu. -
Đôi chân trần và bữa cơm 3.000 đồng của học sinh vùng cao
(Dân trí) - Dù cho cái rét “cắt da, cắt thịt” ở Tây Nguyên đang đến, nhưng những em học sinh trường PTDT BT tiểu học và THCS Krong (xã Krong, Kbang) vẫn đi chân trần và chiếc áo rách đến lớp. Để có học sinh đi học, hàng tuần các thầy cô giáo trong trường vượt chục ki-lô-mét đường rừng với những nguy hiểm rình rập để “cõng chữ” đến trường. -
Hiệu quả mô hình "dạy bán trú, nuôi nội trú"
(Dân trí) - Trong những năm qua, các thầy cô giáo huyện Kbang (Gia Lai) đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc xây dựng các trường phổ thông dân tộc bán trú và tiểu học (PTDTBT và TH). Theo đó, chế độ của các trường là bán trú, nhưng thực tế các trường lại dạy theo nội trú để đầu tư thêm thời gian dạy và chăm sóc cho các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số được tốt hơn. -
Câu chuyện của những người thầy gần 20 năm cõng học sinh đến trường
(Dân trí) - Từ khi còn là những cử nhân sư phạm, các thầy cô giáo đã tình nguyện đăng kí vào các vùng sâu của huyện Kbang (Gia Lai) để “bám bản, gieo chữ”. Thấm thoát đã gần 20 năm, các thầy cô vẫn tận tụy với công việc “gieo chữ” trên non. -
"Ốc đảo" Kon Pne đã có trường đạt chuẩn Quốc gia
(Dân trí) - Nằm ở độ cao gần 1500m, ngôi trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Kon Pne (Kbang, Gia lai) là ngôi trường xa nhất của tỉnh Gia Lai, được mệnh danh như trường trên “ốc đảo”. Từ một ngôi trường khó khăn nhất tỉnh, chỉ trong 2 năm chuyển sang hình thức dạy bán trú trường PTDT BT tiểu học và THCS Kon Pne đã vươn lên đạt chuẩn Quốc gia với tỉ lệ duy trì sĩ số tới 98%. -
Xây nhà bán trú cho học trò miền núi bằng tiền mua… 1 cái bánh mỳ
(Dân trí) - Mỗi sinh viên đóng góp 5.000 đồng, vậy là SV 9 trường ĐH-CĐ ở Nghệ An đã đóng góp được 150 triệu đồng để xây dựng nhà bán trú cho học sinh miền núi. 5.000 đồng chỉ đủ mua một cái bánh mỳ nhưng “góp gió thành bão” xây nên căn nhà bán trú cho gần 100 học sinh xã biên giới Na Ngoi.