Tin tức về chủ đề "huyện Tây Giang"
huyện Tây Giang
-
"Người mẹ" của hàng trăm học sinh đồng bào Cơtu
(Dân trí) - Đang làm Hiệu trưởng một trường mầm non ở đồng bằng, theo tiếng gọi của một huyện miền núi vừa được tái lập. Bất chấp những khó khăn, cô Hồ Thị Liễu khăn gói lên đường. 15 năm gắn bó với học sinh đồng bào Cơtu, giờ cô là mẹ của các con ở vùng biên biên giới huyện Tây Giang (Quảng Nam). -
Gặp thầy giáo Cơtu suýt bị dân làng “chôn sống”
(Dân trí) - Đã hơn 15 năm nhưng câu chuyện về một người từng bị dân làng đem đi “chôn sống” vẫn còn ám ảnh mãi trong tâm trí của người thầy giáo người Cơtu ở vùng cao Quảng Nam. May mắn thoát nạn, từ “cõi chết” trở về, thầy lại tiếp tục gắn bó với nghề giáo, rồi cùng chính quyền địa phương giúp đồng bào vượt qua hủ tục. -
Mang trung thu đến với các em học sinh Lào
(Dân trí) - Những ngày giữa tháng 9, chúng tôi đã theo chân các thầy, cô Phòng GD-ĐT huyện Tây Giang (Quảng Nam) vượt gần 100 cây số đường rừng đến thăm và tặng quà cho các em học sinh nghèo bản Ka Lô và các cụm bản Panon, Abur, Tàlong, Tàvàng… huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, nước bạn Lào. Đây là chương trình “Nghĩa tình biên giới” do Phòng GD-ĐT phối hợp với UBMTTQVN huyện Tây Giang tổ chức. -
Hỗ trợ tối đa sản phụ viêm não không giữ được con
(Dân trí) - Quá trình mang thai, một sản phụ người Lào bị viêm não, màng não… Tuy đã được thăm khám và nhập viện điều trị nhưng vì quá khó khăn, sản phụ tự ý bỏ viện. Tuy nhiên, sau đó sản phụ tiếp tục quay lại bệnh viện điều trị nhưng không cứu được con. -
Vùng cao Quảng Nam sẵn sàng cho năm học mới
(Dân trí) - Chỉ còn ít ngày nữa là bắt đầu năm học mới 2018-2019, huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) đã gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện, từ việc đầu tư sửa chữa cơ sở trường lớp, mua sắm trang thiết bị đến việc sắp xếp, bố trí giáo viên. Năm nay, 4 xã vùng cao Tây Giang có thêm ngôi trường mới, đó là trường THPT Võ Chí Công tại xã Axan. -
Giữ rừng dựa vào đồng bào Cơtu
(Dân trí) - Trong khi nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, tình trạng phá rừng xảy ra thường xuyên khiến dư luận bức xúc thì ở huyện Tây Giang, chính quyền địa phương lại biết dựa vào dân để giữ rừng. Đồng bào Cơtu bao năm nay sống dựa vào rừng, nếu không giữ được rừng thì bản sắc văn hóa của đồng bào Cơtu cũng mất luôn. -
Trường học chưa thi công đã xuất hiện nguy cơ sạt lở đất
(Dân trí) - Theo kế hoạch, Trường THPT Võ Chí Công (huyện Tây Giang, Quảng Nam) sẽ hoàn thành và đưa vào giảng dạy năm học 2017-2018. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, công trình này vẫn còn dang dở, học sinh 4 xã vùng cao Tr’hy, Axan, Ch’ơm, Gari của huyện miền núi Tây Giang vẫn phải tiếp tục học tại trường cũ. -
Quảng Nam: Chậm trễ trong việc công bố thông tin bệnh bạch hầu?
(Dân trí) - Mặc dù có một số trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trẻ em ở huyện miền núi Tây Giang tử vong nhưng cơ quan chức năng đã “âm thầm” xử lý, không công bố và đến nay vẫn chưa có kết quả xét nghiệm có phải là bệnh bạch hầu hay không. -
Dự trữ thực phẩm cho học sinh miền núi trong mùa mưa bão
(Dân trí) - Nhằm đảm bảo lương thực, thực phẩm cho học sinh nội trú, bán trú nhất là vào mùa mưa bão, ngày từ đầu năm học 2016-2017 này, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) đã xây dựng kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm tại chỗ. -
Phát hiện rừng đỗ quyên ngàn năm tuổi trên dãy Trường Sơn
(Dân trí) - Huyện Tây Giang và Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh vừa có chuyến khảo sát đỉnh núi Arung (nằm trên dãy núi Trường Sơn, thuộc địa phận thôn Abanh 2, xã Tr’hy) và phát hiện ra khu rừng đỗ quyên nguyên sinh cổ thụ ngàn năm tuổi. -
Kỳ bí "vương quốc" pơmu với những "cụ" cây gần... 2.000 năm tuổi
(Dân trí) - 725 cây pơmu cổ thụ ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) vừa được công nhận là Cây Di sản, đánh dấu sự kỳ vĩ của “vương quốc pơmu” có một không hai ở Việt Nam và trên thế giới. Để giữ nguyên vẹn “vương quốc pơmu” trước nạn phá rừng rầm rộ như hiện nay là một kỳ tích của người dân và chính quyền nơi đây.